Thịnh Hành 5/2024 # Chiêm Tinh Học Với Người Phương Tây # Top 8 Yêu Thích

Chiêm tinh học quả là một khoa thẩn bí. Tính thần bí ấy khởi nguồn từ chỗ chỉ dựa trẽn mấy dữ kiện “chẳng đâu vào đâu” mà đôi khi đoán “trúng phóc” nhiều biến cố của đời người. Tính thần bí còn khởi nguồn từ biết bao điều bí ẩn, chưa ai lý giải nổi từ vô số ngẫu nhiên trong cuộc sống nói chung và trong số phận từng con người nói riêng. Tính thần bí ấy càng tăng thêm bởi thứ ngôn ngữ “Bác học”, chẳng dễ hiểu chút nào của khoa Chiêm tinh.

Nói vậy không có nghĩa khoa Chiêm tinh là hoàn toàn thần bí, khó hiểu và ghê gớm. Việc làm sáng tỏ những căn cứ của nó sẽ giúp ta nhận thức đúng về nó và qua đó, có thể vận dụng những yếu tố tích cực, loại bỏ các tác động tiêu cực của nó trong mọi mặt hoạt động thường ngày. Nhiều nhà khoa học xưa nay đã dày công tìm kiếm hoặc tim cách lý giải căn cứ lý luận, cơ sở khoa học, hoặc “cơ chế” vận hành của sự phát sinh, phát triển, hoặc của các quy tắc Chiêm tinh học. Có những nhà Bác học lớn kiêm Chiêm tinh gia nổi tiếng, như nhà thiên văn học Đức J. Kepler (1571-1630), người đã phát hiện ra quy luật vận động của các hành tinh, rồi trên cơ sở ấy lập bản đồ sao (lá số Tử vi phương Tây), như nhà toán học Italia Cardinì (Thể kỷ XVIII). Một số nhà khoa học đương đại thì đưa ra những giả Thuyết khác nhau. Ví dụ, có quan điểm cho rằng tác động của các sóng “siêu vật chất” từ Vũ trụ tới, làm thay đổi bản chất của “gien” di truyền, có thể giải thích mối liên hệ giữa số phận con người với trạng thái đất trời lúc sơ sinh. Có giả thuyết dựa vào các nguyên lý của lôgich toán học để cắt nghĩa sự trùng hợp giữa các hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình sống. Hoặc coi lá số Tử Vi như một chương trình toán – lý phức tạp mà điều kiện ban đầu có ý nghĩa quyết định.

Họ cho rằng Chiêm tinh học là luận thuyết giải đoán và dự báo số phận con người, vận mệnh của quốc gia, dân tộc thông qua mối liên hệ giữa vị trí các thiên thể với các sự kiện lịch sử, với số phận con người. Ta đọc thấy định nghĩa này trong các từ điển bách khoa toàn thư. Chiêm tinh học xuất hiện trên Thế giới từ thời xa xưa, do nhu cầu lý giải sự vận động, ở phương Đông, ta quen gọi tà Tử Vi (từ đây, chúng tôi sẽ gọi như vậy cho tiện và để phân biệt với khoa Chiêm tinh phương Tây). Theo ý chúng tôi, Tử Vi có một căn cứ vững chắc hơn, biện chứng hơn, và do đó, sự giải đoán của nó “nghệ thuật” hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn so với khoa Chiêm tinh phương Tây. Cả hai đều dựa trên tư tưởng triết học cổ đại. Song, cũng theo ý chúng tòi, tư tưởng triết học cổ đại của phương Đông phải nói là một thành tựu tuyệt vời mang tính phổ quát cao, mà rồi đây người ta, đặc biệt giới hoa học phương Tây, sẽ còn trở lại để tìm hiểu và học hỏi nhiều ở nó. Trong dịp tiếp xúc với chúng tôi, hàng trăm nhà khoa học nước ngoài đều thừa nhận như vậy.

Chiêm tinh học phương Tây dựa trên quan điểm coi Trái đất là trung tâm của Vũ trụ. Các hành tinh khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. Sự vận động của các thiên thể hợp thành các vị thế nhất định vào từng thời điểm nhất định. Một con người sinh ra vào thời điểm nào đó, cũng như một quốc gia, một dân tộc vào những thời điểm nhất định, sẽ phải chiụ ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ, thậm chí mang tính chất quyết định, của các vị thế nói trên.

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng mỗi hành tinh mang một đặc tính riêng. Ví dụ, Hỏa tinh đồng nghĩa với tính tích cực, chủ động. Họ cũng phát hiện ra rằng Mặt trăng và các hành tinh luôn luôn vận động theo một đường vạch sẵn. Mặt trời mỗi năm lặp lại hành trình của nó qua các chòm sao như cũ. Các nhà thiên văn thời ấy gọi phức thể những chòm sao nằm dọc vòng cung lớn của bầu trời mà theo đó Mặt trời “đi” qua trong thời gian một năm là Đường Hoàng Đạo. Cung hoàng đạo là vùng trong không gian, ở giữa có quỹ đạo biểu kiến của Mặt trời và gồm 12 chòm sao mà Mặt trời thường phải đi qua trong khoảng một năm.

Như vậy là có 12 cung. Mỗi cung tương ứng thời gian trên dưới một tháng, được phân bổ như sau:

Bảo Bình (Verseau) từ 21-1 đến 19-2

Song Ngư (poissons) từ 20-2 đến 20-3

Dương Cưu (Bélier) từ 21- 3 đến 20-4

Kim Nguu (Taureau) từ 21-4 đến 20-5

Song Nam (Gémeaux) từ 21-5 đến 21-6

Bắc Giải (Cancer) từ 22-6 đến 22-7

Hải Sư (Lion) từ 23-7 đến 22-8

Xử Nữ ( Vierge) từ 23 – 8 đến 22-9

Thiên Xứng (Balance) từ 23- 9 đến 23-10

Hổ Cáp (Scorpion) từ 24-10 đến 22-11

Nhân Mã (Sagìttaire) từ 23—11 đến 21-12

Nam Dương (Capricorne) từ 22-12 đến 20-1

Mỗi chòm sao, hay mỗi cung, có ảnh hưởng nhất định, tương ứng tính cách, khí chất của con người ra đời trong khoảng thời gian thuôc cung ấy. Vi dụ, người sinh ra thuộc cung Thiên Xứng thi có óc thẩm mỹ nghệ thuật, ưa trừu tượng. Cung Hổ Cáp- cảm xúc mạnh . Nhân Mã – trọng chân lý, sự thật, ham hoạt động xã hội. Nam Dương – lạnh lùng, nghiêm túc. Bảo Bình- thích tự do, thoải mài. Song Ngư- giàu nhân ái, nhạy cảm. Dương cưu- thẳng thắn, tỉnh táo. Kim Ngưu- trọng vật chất, óc thực tế. Song Nam – tich cực, mau lẹ, ưa cụ thể. Bắc Giải- bình thản, thận trọng, ưa số liệu chính xác. Hải Sư – ý chí mạnh, quyết tâm cao. Xử Nữ – tiết kiệm, ưa luận xét và duy lý.

Các nhà Chiêm tinh gia cho rằng: cung Hoàng đạo chi phối nghề nghiệp của con người. Do tính cách và khí chất, người thuộc cung nào đó sẽ thành công hơn cả trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nào đó. Ví dụ, Thiên Xứng- nghề tin học, khảo cổ học, kinh tế học. Hổ Cáp- nghề sử dụng vi tính, ngành ngôn hảng, nghề điền chủ. Nhân Mã- nghề gì được tự do, chủ động về thời gian, được làm riêng một mình. Nam Dương – nghề ký giả….

Dữ kiện ban đầu để lập bản đồ sao (lên lá số Tử Vi phương Tây) là giờ, ngày, tháng, năm (theo Dương lịch), trong đó yếu tố quan trọng vào giờ sinh là sự sắp đặt tổng thể các hành tinh trên trời. Căn cứ vào sự sắp đặt ấy nghĩa là vào mối quan hệ giữa các phương góc, nhà Chiêm tinh sẽ giải đoán tính nết và số phận con người.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, vào Thế kỷ XX này, Chiêm tinh học đựơc phổ biến và ứng dụng rộng rãi lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có những nơi, người ta sử dụng khoa chiêm tinh một cách thực sự nghiêm túc, như ở Nhật Bản, có “công ty lựa chọn và bố trí cán bộ căn cứ vào là số Tử Vi”. Hoặc như ở Mỹ, Pháp, các nhà chiêm tinh thỏa sức làm tiền. Báo chí Mỹ đưa tin Bà Nancy Reagan (vợ cựu tổng thống Mỹ R.Reagan) vẫn hỏi ý kiến của các nhà Chiêm tinh về những vân đề hệ trọng nhất. Tại Mỹ, các nhà Chiêm tinh vừa đề xuất một ngành mới gọi là Chiêm tinh kinh tế học (Xem báo Sự thật, Pravda, ngày 12-2-1990). Họ đã giới thiệu các thành tựu mới nhất của ngành này tại hội nghị toàn thế giới về Chiêm tinh kinh tế học họp tại Chicago Tháng 12 -1989. Hãng “Astrolab” của Mỹ trưng bày một sản phẩm mới, giá bán 1.995 đôla, với công dụng lập chương trình tính toán các chỉ số chiêm tinh để xác định những điều kiện buôn bán có lợi nhất đối với mọi mặt hàng, từ vàng bạc đến thuốc men.