Phổ Biến 5/2024 # Tứ Tiểu Thiên Hậu Tiểu Thuyết Ngôn Tình Trung Quốc # Top 6 Yêu Thích

+Nhiên tình thiên hậu: Đồng Hoa

+Bi tình thiên hậu: Phỉ Ngã Tư Tồn

+Hiệp tình thiên hậu: Đằng Bình

Bút danh: Là một câu thơ cổ trong Kinh Thi (Xuất kỳ đông môn – Trịnh Phong), Phỉ là không phải, Ngã là ta, Tư là nhớ nhung hoặc là suy nghĩ, có nghĩa là “Tôi vẫn ở đây mà anh đã ở bên kia chân trời.” Điểm đặc biệt trong tính cách của cô là sự cố chấp, những thứ tốt đẹp mà mọi người đều thích thì riêng cô lại không thích. Cô cho rằng, hạnh phúc là ngắn ngủi nên phải nâng niu, trân trọng, chớ có lãng quên nó.

Là một cô gái cung Ma Kết, thích ăn bimbim, xem phim Hàn Quốc, uống nước cam, ăn hoa quả, thích con trai một mí và đi du lịch, đó đều là những sở thích không thể từ bỏ được. Thường xuyên nhìn dòng người xe qua lại ở nơi ồn ào, cảm nhận thế sự thay đổi, mọi chuyện đều hiện ra như những câu chuyện. Những tiểu thuyết tình yêu đã đọc và những bộ phim Hàn Quốc đã xem nhiều như sao trên sông Hằng, mơ ước lớn nhất là được nhìn thấy câu chuyện tình yêu hoàn mỹ do mình viết xuất hiện ở cửa hàng băng đĩa.

Phỉ Ngã Tư Tồn là một nhà văn hàng đầu viết về tình yêu đô thị của Trung Quốc, độ tuổi độc giả của Phỉ Ngã Tư Tồn ngày càng được mở rộng, được các độc giả nữ độ tuổi 8x đến 9x vô cùng yêu thích. Các sáng tác xoay quanh đề tài tình yêu nam nữ quen thuộc, nhưng những câu chuyện tình yêu của Phỉ Ngã Tư Tồn được gắn với những bối cảnh khá phong phú: cổ đại, thời cận đại (Dân Quốc) và hiện đại. Tiểu thuyết bối cảnh cổ đại tiêu biểu là “Đình không tĩnh lặng sắp muộn” (tạm dịch), tiểu thuyết bối cảnh thời dân quốc tiêu biểu là “Không kịp nói yêu em”, tiểu thuyết bối cảnh đô thị hiện đại tiêu biểu là series “Hẹn đẹp như mơ”. Phỉ Ngã Tư Tồn đã sáng tạo nên một phong cách tiểu thuyết tình yêu độc đáo đặc sắc – bi tình, và đã ảnh hưởng tới thị hiếu đọc tiểu thuyết tình yêu thanh xuân trong những năm gần đây. Từng dùng bút danh Tư Tồn, lại có bút danh Phí Tiểu Tồn. Năm 2005 chính thức bản bộ tiểu thuyết đầu tiên. Cô là tác giả của 18 bộ tiểu thuyết, 7 bộ đã được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập; ngoài nghề nghiệp chính là nhân viên tài vụ, cô còn là tác giả chuyên mục của tạp chí dành cho nữ giới Cinderlla và tạp chí Yule, đã từng đăng tiểu thuyết trên nhiều tạp chí nổi tiếng như Công chúa, Nam Phong, Người đẹp đô thị, Tiểu thuyết tình yêu, Huyền Vũ ký… Phỉ Ngã Tư Tồn đã khẳng định vị trí của mình trong giới văn học trẻ Trung Quốc bằng phong cách sáng tác “bi tình” rất đặc trưng.

(Nhật báo Hồ Bắc – thực hiện: Vương Hiểu Anh)

Phỉ Ngã Tư Tồn, nhân vật dẫn đầu của dòng tiểu thuyết tình cảm Trung Quốc. Ra mắt 8 năm, xuất bản 20 tác phẩm, phụ trách 3 chuyên mục tạp chí, 2 bộ tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, 11 bộ khác liên tiếp được dựng thành phim truyền hình, bao gồm hai bộ phim ăn khách năm 2011 “Thiên sơn mộ tuyết”, “Không kịp nói yêu em”.

Lần đầu tiên gặp gỡ Phỉ Ngã Tư Tồn là ở hội thảo phát triển và phồn vinh tiểu thuyết mạng tại Hồ Bắc. Cô mặc áo choàng với tóc quăn, trang điểm khéo léo, áo thêu hoa màu ngà cùng váy dài, mang lại hơi thở của sự tinh tế và thời thượng. Trên thực tế, với vị trí là một tác giả mạng được yêu thích của Hồ Bắc, cô rất có tiếng nói tại hội thảo, nhưng cô lại ngồi bên chiếc bàn hình bầu dục, im lặng lắng nghe. Giờ cơm trưa, cô ngồi bên cạnh tôi. Thật khó để hình dung một cô gái làm nghề kế toán lại trở thành người mở đường cho dòng tiểu thuyết ngôn tình. Tôi hỏi cô vì sao lại bước chân vào con đường văn chương này. Cô hồn nhiên đáp lời, tôi thấy viết tiểu thuyết rất vui. Lại hỏi tiếp, vì sao lại viết tiểu thuyết tình yêu? Cô cười to rồi nói, tôi mong các cô gái đều từ trong sách mà thấy được sự ấm áp và tốt đẹp của tình yêu. Tôi không nhịn được lại hỏi tiếp, cô vẫn tin cái xã hội điên cuồng vì vật chất này còn tồn tại tình yêu chân chính sao? Cô mở to mắt, kêu lên, đương nhiên là tin rồi, cô không tin sao?

Tôi tự nhiên thích Phỉ Ngã Tư Tồn, vì cô không đao to búa lớn mà nói rằng viết văn vì muốn đào sâu để thấu hiểu nhân tính gì đó, cũng không nêu cao chủ nghĩa này chủ nghĩa kia. Cô chỉ thấy sáng tác rất thú vị, nên mới viết không biết mỏi mệt. Có những hôm cả ngày chỉ ngủ không đến năm tiếng, viết đến nỗi xương cổ đau đến nỗi trời đất quay cuồng, còn có lúc, viết xong một vạn hai nghìn chữ thì chạy vào nhà vệ sinh nôn mửa. Ba mẹ cô đều khuyên, sao phải khổ thế, đừng viết nữa. Nhưng cô vẫn viết. Cứ như vậy, ra mắt 8 năm, cô đã cho ra đời 20 bộ tiểu thuyết, phụ trách 3 chuyên mục tạp chí, 2 bộ tiểu thuyết đã chuyển thể thành phim điện ảnh, 11 bộ khác được chuyển thể thành phim truyền hình, như phim ăn khách năm 2011, “Thiên sơn mộ tuyết”, “Không kịp nói yêu em”. Nghe nói mỗi buổi kí tặng sách của cô, người đến ào ào lũ lượt. Có một lần ở Thượng Hải, người hâm mộ của cô đứng kín từ lầu 4 xuống lầu 2. Truyện của cô chuyển thể thành phim truyền hình, biên tập kịch bản, trợ lí biên kịch đến người hóa trang đều là fan của cô ấy. Biết được chuyện này, cô không khỏi ngại ngùng hỏi: “Thật à, thật sự có nhiều người như vậy đọc sách của tôi sao?”.

Nhìn Phỉ Ngã Tư Tồn, tôi không thấy cái vẻ ngạo mạn của một tác giả được yêu thích, mà cô chỉ khiêm tốn đáp lời. Khi tôi nói tôi chuẩn bị đưa cô ấy vào chuyên mục “Nhà văn Hồ Bắc viết về các nhà văn”, cô rất kinh ngạc nói với tôi rằng: “Sao lại đưa tôi vào chuyên mục đó, những tác giả ở Hồ Bắc giỏi hơn tôi vẫn còn rất nhiều mà”. Niềm yêu thích Phỉ Ngã Tư Tồn khiến tôi dù bận rộn thế nào cũng dành thời gian đọc tiểu thuyết của cô. Tôi cho rằng, tài hoa của cô còn cao hơn An Ni Bảo Bối một bậc. Đề tài đa dạng, đô thị hiện đại có, dân quốc có, lịch sử có. “Hẹn đẹp như mơ” là tác phẩm mở đầu của tiểu thuyết tình yêu đô thị, “Không kịp nói yêu em” xứng danh là điển hình của tiểu thuyết ngôn tình lịch sử, “Đình không tĩnh mịch xuân sắp muộn” được ca tụng như là một tác phẩm văn học kinh điển cổ đại. Khác với cái lạnh trong tiểu thuyết của An Ni Bảo Bối, tình yêu trong những tác phẩm của cô đều mang sắc thái ấm áp, tuy rằng kết cục đều rất bi ai. Bởi Phỉ Ngã Tư Tồn tin chắc rằng, từ xưa đến nay tình yêu đều thuần khiết và ấm áp. Bởi trong cõi hồng trần rối ren phức tạp này, vẫn luôn có nơi dành cho những cô gái nhỏ cuồng si.

Trương Ái Linh trong “Tin đồn” từng cảm khái: “Những người lớn lên giữa đô thị như chúng ta đều là xem tranh vẽ biển trước rồi mới nhìn thấy biển, đọc truyện tình yêu trước rồi mới biết yêu”. Thật may mắn là trong cái xã hội mà tình yêu chân chính ngày càng trở thành chuyện lạ hiếm gặp này, còn có tiểu thuyết của Phỉ Ngã Tư Tồn không chôn vùi những giấc mộng đẹp về một tình yêu đẹp như mơ của bao nam thanh nữ tú vào chốn địa ngục tuyệt vọng. Cứ như vậy, cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ biết bao, cảm động và ngập tràn hi vọng.

(Đào Bảo Ninh dịch)

Các tác phẩm:

5, Hẹn đẹp như mơ ( 佳期如梦): Vưu Giai Kỳ, Nguyễn Chính Đông, Mạnh Hòa Bình [Quảng Văn đã xuất bản]

12, Cảnh năm biết bao lâu ( 景年知几时) : Diệp Cảnh Tri, Lục Dữ Giang, Trì Phi Phàm

15, Hoa nhan ( 花颜 ): Tập đoản văn

16, Minh mị ( 明媚 ): Tập đoản văn

17, Ánh sao lấp lánh ( 星光璀璨): Dư Văn Hân, Phí Tuấn Vỹ, Lương Giang [Quảng văn đã mua bản quyền]

18, Mê vụ vi thành ( 迷雾围城 ): Dịch Liên Khải, Tần Tang [Quảng văn đã mua bản quyền]

Trang web, blog chính thức:

chúng tôi / bbs

http://weibo.com/fwsc

1. Các nhân vật trong truyện của chị đa phần đều rơi vào bi kịch. Điều gì đã chi phối khuynh hướng sáng tác của chị? (Độc giả Four – leaf Clover)

PNTT: Lạc quan. Chính bởi vì tôi rất lạc quan với cuộc sống nên tôi mới viết bị kịch. Tôi cảm thấy mọi bi kịch xảy ra trong tiểu thuyết là được rồi, trong hiện thực cuộc sống nên an lành và bình lặng.

PNTT: Không có đâu, thực ra tôi rất lạc quan về tình yêu và cuộc sống, chính bởi vì bản thân mình lạc quan nên tôi mới mang toàn bộ tâm trạng bi quan vào trong tiểu thuyết! Mỗi lần viết tiểu thuyết bi kịch tôi đều cảm thấy rằng, so với các nhân vật trong đó thì tôi sống rất hạnh phúc. Ha ha.

3. Nhiều độc giả gọi chị là “mẹ kế” của nhân vật vì chị thường đẩy nhân vật của mình vào bi kịch? Chị nghĩ thế nào về nickname này? (Độc giả Hà Phương)

PNTT: Đúng thế, ý của độc giả là “Sao chị còn ác hơn cả mẹ kế thế… dù sao thì đó cũng là tác phẩm chị viết cơ mà”. Có điều bây giờ tôi quen với nick name này rồi, cảm thấy cũng thích lắm!

4. Nhiều độc giả cho rằng chị và một số tác giả khác như Tân Di Ổ đã bi kịch hóa cuộc đời, dìm số phận nhân vật của mình vào nỗi đau thương. Vậy nên, đọc quá nhiều những câu chuyện như thế sẽ khiến độc giả bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống. Một số khác thì cho rằng, truyện buồn cho độc giả những giây phút lắng đọng rồi hướng người ta đến sự lạc quan yêu đời, bởi thấu hiểu càng nhiều mất mát, người ta càng trân trọng những gì mình đang có. Vậy theo chị, ảnh hưởng của các tác phẩm của chị sẽ nghiêng vềý kiến nào? (Độc giả Tiểu Châu)

PNTT: Tôi thấy giống ý kiến thứ hai hơn, bởi vì trong tiểu thuyết có nhiều số mệnh bi thảm như thế nên chúng ta mới nhận ra rằng, nên quý trọng cuộc sống của mình, quý trọng tất cả mọi thứ mà mình có.

5. Giả sử tác giả là Giai Kỳ, và Mạnh Hòa Bình cùng Nguyễn Chính Đông đều sống, đều yêu Giai Kỳ hơn cả mạng sống của mình thì tác giả chọn Mạnh Hòa Bình hay Nguyễn Chính Đông? Vì sao? (Độc giả Yukomaro)

PNTT: Đây là một mệnh đề giả sử, nếu Nguyễn Chính Đông không phải sớm muộn cũng chết thì Giai Kỳ sẽ không bắt đầu với cậu ấy. Nếu không có bắt đầu vậy thì cũng không thể có về sau, vì thế đây là một mệnh đề giả sử mãi mãi không có câu trả lời.

6. Trong bảy cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim của chị là “Đình không tĩnh lặng xuân sắp muộn” ,”Không kịp nói yêu em”, “Thiên sơn mộ tuyết”, “Giai kỳ như mộng”, “Gấm rách”, “Đông cung”, “Mê vụ vi thành”, xin hỏi chị hài lòng nhất với bộ phim nào? (Độc giả Jini)

PNTT: Trong năm bộ phim truyền hình trên tôi đều có chỗ hài lòng và có chỗ không hài lòng. Ví dụ, trong “Giai Kỳ như mộng” tôi rất hài lòng với một số chi tiết thế nhưng cũng không vừa ý với một số chi tiết bị thay đổi. Còn trong “Không kịp nói yêu em” tôi lại rất vừa lòng với một số chi tiết được cải biên, cảm thấy những chi tiết đó không thể diễn đạt bằng những con chữ trong tiểu thuyết được, tuy nhiên một số hoạt cảnh thay đổi ở tình tiết khác lại thấy không cần thiết. Có điều trên thế giới này chẳng có điều gì thập toàn thập mỹ cả, bất cứ tác phẩm nào cũng có sạn, không thể hoàn thiện hết được. Giống như năm cuốn tiểu thuyết này, sau khi viết xong và nhìn lại, có chỗ tôi cảm thấy vô cùng hài lòng, cũng có chỗ khiến tôi cảm thấy không thể nào hài lòng được, vì thế không có khái niệm vừa lòng nhất. Cảm ơn.

7. Bi kịch là bày ra trước mắt bạn những điều tốt đẹp, rồi xé nát từng chút một, bạn nhìn nó sụp đổ bị hủy diệt, mất dần hình thể, nhưng không có cách nào vãn hồi”. Tôi cảm thấy câu này rất phù hợp để miêu tảcác tác phẩm của Phỉ Ngã Tư Tồn. Liệu đó có phải là tôn chỉ viết tiểu thuyết của Tư Tồn không? Phỉ Ngã Tư Tồn được coi là Bi tình tiểu thiên hậu trong tứ tiểu thiên hậu của tiểu thuyết ngôn tình, Tư Tồn có quan điểm như thế nào về cái tên này?

PNTT: Không phải, thực ra tôi có viết tiểu thuyết đại đoàn viên, ví dụ như “Cảnh niên tri kỷ thời”. Thực ra, tôi cảm thấy mình không thể coi là bi tình, càng không thể gọi là thiên hậu. Đây chỉ là nickname mọi người yêu quý tặng cho tôi thôi. Tôi hi vọng mình là một người viết văn, những cuốn sách mình viết ra sẽ được mọi người đón nhận, đây là mong muốn lớn nhất của tôi

Là nữ nhà văn trẻ nổi tiếng, còn có bút danh khác là Trương Tiểu Tam, một trong Tứ tiểu thiên hậu của tiểu thuyết ngôn tình – Nhiên tình thiên hậu. ” Ngòi bút thản nhiên mà thấm thía, đau đến nhói tim, cháy lòng cùng câu chuyện”. Các tác phẩm đã xuất bản: Bộ Bộ Kinh Tâm(步步惊心) [Tháng 4/2006, tái bản T6/2006, tái bản lần 2: T2/2009], Đại Mạc Dao(大漠谣) [ Tháng 11/2006, tái bản: Tháng 3/2012], Vân Trung Ca (云中歌) [ Tập 1: Tháng 9/2007, Tập 2 + Bookmark, Poster của Eno: Tháng 2/2008, Tập 3 + Bookmark, Poster của Eno: Tháng 4/2008], Bí Mật Bị Thời Gian Vùi Lấp (被时光掩埋的秘密) [Tháng 12/2008] , Chúng ta không thể quay lại thời niên thiếu đó (那些回不去的年少时光)[ + Poster Tháng 1/2010], Từng hứa hẹn (曾许诺) [Tháng 2/2011], Từng hứa hẹn – thương(曾许诺·殇) [Tháng 5/ 2011 + Bookmark]. Các tác phẩm được chuyển thể thành film: Bộ bộ kinh tâm (diễn viên chính: Lưu Thi Thi, Ngô Kỳ Long, Trịnh Gia Dĩnh), Đại Mạc Dao ( Lưu Thi Thi, Hồ Ca, Bành Vu Yến), Vân Trung ca (?), Bí mật bị thời gian vùi lấp (Trương Quân Ninh, Chung Hán Lương, Giả Nãi Lương). Ngày 21/11/2011, Đồng Hoa có mặt trong ‘Danh sách các nhà văn giàu nhất Trung Quốc lần thứ 6’ với thu nhập 2,9 triệu NDT (~ hơn 9,57 tỉ VNĐ @@!!!) từ tiền mua bản quyền của “Bộ Bộ Kinh Tâm”, được độc giả quan tâm rộng rãi.

Sinh ra ở vùng Tây Bắc, cô tốt nghiệp đại học Bắc Kinh và công tác tại Ngân Hàng Thẩm Quyến – Trung Quốc, sau này chuyển đến California, Mỹ, học thạc sĩ kinh tế và hiện đang định cư ở New York cùng với chồng.

Một số nhận xét:

” Tôi yêu thích Đồng Hoa đã lâu rồi. Có rất nhiều tác giả viết về tình yêu, người khiến tôi cảm động cũng không phải ít, người khiến tôi đau lòng cũng có nhiều, nhưng khiến tôi đọc mà rung đọng tới tận linh hồn thì chỉ có mình cô mà thôi.” – Viên Viên (Chủ biên tạp chí ‘Phụ nữ hiện đại’)

” Hoặc cổ hoặc kim, nhân vật nữ chính dưới ngòi bút của Đồng Hoa luôn mang đến cho người đọc cảm giác thoải mái, theo đuổi sự độc lập trong sự nghiệp cùng sự bình đẳng trong tình yêu, đây cũng chính là điều phụ nữ hiện đại chúng ta mong mỏi. Một tác giả có ‘cơ sở độc giả’ như vậy, muốn không nổi tiếng cũng khó.” – Trương Tịnh (Biên tập viên cao cấp ‘Tạp chí Rilay’)

Các trang web, blog,…:

http://t.sina.com.cn/xiaosanju

http://blog.sina.com.cn/xiaosanju http://32824.jjwxc.net http://tonghua.uueasy.com http://page.renren.com/tonghua

3,Đằng Bình: 藤萍

Là cô gái tài năng của Đại học Luật Trung Sơn, giành giải nhất cuộc thi viết tiểu thuyết lãng mạn “Hoa và mộng” năm 2000, các tác phẩm sau đó luôn nằm trong bảng xếp hạng các cuốn sách có doanh thu cao nhất. Cô là cây bút xuất sắc với giọng văn trau chuốt và trong trẻo, những câu chuyện của cô như phép màu cuốn hút độc giả. Đằng Bình, Đồng Hoa, Mị Ngữ Giả, Phỉ Ngã Tư Tồn được độc giả gọi là “Tứ tiểu thiên hậu” của tiểu thuyết ngôn tình. Được nhận xét: “Ngay cả khiếm khuyết cũng lung linh tươi đẹp tuyệt trần”:

Tên thật: Diệp Bình Bình

Danh xưng: Hiệp tình thiên hậu

Cầm tinh con: Gà

Nhóm máu: O

Chòm sao: Nhân Mã

Chỗ ở hiện tại: Hạ Môn

Sở thích: Phích lịch binh tiển, các bài hát, tiểu thuyết online, thơ ca, hoạt hình, truyện tranh, chat, …v..v…

Tác phẩm tiêu biểu: Tình tỏa hệ liệt, Cửu công vũ hệ liệt, Trung Hoa dị tưởng tập hệ liệt,…

Tự nhận xét: Là một người lười biếng

Món ăn ưa thích: Nấm, mộc nhĩ, ớt xanh, dưa hấu, khoai tây, đu đủ, kem, vv…vv…

Bài hát ưa thích: Các bài hát trong ‘Phích lịch binh tiển’

Tác phẩm:

Hệ liệt Tình tỏa: Tỏa cầm quyển, Tỏa đàn kinh, Tỏa tâm ngọc [Edit], Vô thi

Hệ liệt Cửu công vũ: Thái thốc giác vũ, Quân thiên vũ, Cổ tẩy trưng vũ, Nam lữ vũ vũ, Tự phong sư nhạc vũ, Thái hòa vũ, Tống thần vũ, Hương sơ thượng vũ, Tử cực vũ [Convert]

Hệ liệt Thâp Ngũ ti hồ tế: Nhân ngẫu, Kết tóc, Huyết vô sắc

Hệ liệt Trung hoa dị tưởng tập: Bụng ngựa, Chu nga, Ngư phụ, Quốc tuyết

Hệ liệt Cát tường vân liên hoa lâu: Chu Tước, Huyền vũ, Thanh Long và Bạch Hổ

Hệ liệt Hồ mị thiên hạ: bán nhật khuynh thành, Hồ yêu công tử, Thần vũ y quan, Cố sơn cũ lữ, Không đáng thiên nguyện, Hai nơi trầm ngâm.

Hệ liệt hư cấu tổ dị văn lục: Phúc họa sớm chiều, Danh đao toan nghê, Phong sương thu vũ, Đào nở bốn mùa

Hệ liệt Dạ hành: Giảo, Ao tào, Kiếm, Tán, Chưng phát

Bản in lẻ

Mê điệt

Yêu tự nhiên co dãn

Sương từ nay trắng

non sông quý báu

Rể hiền

Thanh thủy nhã nhiên

Thiện · biến

Ích thiên

Họa phiến

Ký sự bản

Ô y môn

Quỷ khiếu

Độc thụ

Ngươi nguyện ý sủng ái gì cũng tốt

Tiểu cô nương gặp được đại hoàng tử

Các trang web, blog…

http://blog.sina.com.cn/tengping1127 http://t.sina.com.cn/tengping1127藤萍微博 http://www.xiaolou.lmparty.org/dwbbs/search.php?authorid=61 http://118739.jjwxc.net

Nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho nữ, được mệnh danh là “Nùng tình thiên hậu” của giới tiểu thuyết. “Giữa thế thời hỗn loạn, một chuyện tình nồng nàn say đắm, vậy mà khiến người ta không cách nào đối diện”: Các tác phẩm nổi tiếng: Y hương tấn ảnh hệ liệt, Phượng huyết trường ca hệ liệt, Đế vương nghiệp…

Một số tác phẩm

Giữa đôi bờ tịch mịch [IPM đã mua bản quyền]

– Lạc mất tâm:

– Lau sậy ký:

– Tố Tình:

– Trở lại cùng hồng tụ: [Edit]

– Tư Như Mộ:

Các trang web, blog…

http://weibo.com/meiyuzhe1 http://blog.sina.com.cn/meiyuzhe1