Thịnh Hành 5/2024 # Tổng Hợp Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Bạch Dương # Top 9 Yêu Thích

Tên thường gọi: Cây bạch dương

Tên khoa học: Betula

Họ thực vật: Thuộc họ Hoa mộc – Betulaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Khu vực có khí hậu ôn đới Phương Bắc

Thời gian nở hoa: Thường ra hoa vào mùa xuân

II. Đặc điểm của cây Bạch dương

Hình dáng bên ngoài: Cây bạch dương là loài cây thân gỗ kích thước từ nhỏ tới trung bình hay các cây bụi. Tán lá rộng. Vỏ mọc thành lớp như xếp giấy, có thể lấy dao bóc ra như bóc một tấm bìa cứng.

Kích thước: Cây có chiều cao khoảng 25m, vòng ôm 50cm.

Lá: Lá cây bạch dương mọc so le, khía răng cưa kép, gân lá hình lông chim, có cuống lá và có lá kèm. Lá mọc đầy trên tán cây, xanh rờn, cứng cáp, đẹp một cách đoan trang.

Hoa: Hoa của cây bạch dương đơn tính cùng gốc, nở cùng hay trước khi ra lá mới và mọc thành cụm gồm 3 hoa trong nách của các vảy bắc của các hoa đuôi sóc mọc rủ hay mọc thẳng. Các hoa đuôi sóc đực mọc rủ, thành cụm hay đơn độc trong các nách của lá cuối cùng của cành mọc ra trong năm đó hay gần cuối của các cành nhỏ ở bên và ngắn của năm đó.

Chúng hình thành vào đầu mùa thu và tồn tại trong cả mùa đông. Các vảy bắc của hoa đuôi sóc đực khi thuần thục có dạng hình trứng rộng, thuôn tròn, màu vàng hay da cam phía dưới giữa, màu nâu hạt dẻ sẫm ở đỉnh. Mỗi vảy bắc chứa 2 lá bắc con và 3 hoa vô sinh, mỗi hoa bao gồm một đài hoa không cuống, giống như màng, thường có 2 thùy. Mỗi đài hoa chứa 4 chỉ nhị ngắn với bao phấn dạng một ngăn hay nói chính xác hơn là 2 chỉ nhị với mỗi chỉ nhị phân 2 nhánh, mỗi nhánh mang một nửa bao phấn.

Các ngăn bao phấn mở theo chiều dọc. Các hoa đuôi sóc cái mọc thẳng hay mọc rủ, đơn độc; ở ngọn của các cành nhỏ tương tự như cựa ở bên và hai lá của năm. Các vảy bắc cái hình trứng thuôn dài, 3 thùy, màu vàng lục nhạt, thường nhuốm màu đỏ, trở thành nâu khi thuần thục. Mỗi vảy bắc này mang 2 hay 3 hoa sinh sản, mỗi hoa bao gồm một bầu nhụy trần. Bầu nhụy bị ép, 2 ngăn, với 2 vòi nhụy mảnh dẻ; noãn đơn độc.

Quả: Tháng 10 quả chín, quả cứng nhỏ bẹt, 2 cạnh có cánh.

1. Ý nghĩa

Nếu so sánh cây bạch dương với một người con gái thì có lẽ đây là một cô gái vô cùng đỏm dáng, dịu dàng mà lại rất đoan trang. Một cô gái đẹp với một tâm hồn tràn đầy sự hào phóng, vị tha …

Với người dân Đức, loại cây này còn đại diện cho tấm lòng cao thượng và tình yêu trong sáng.

2. Tác dụng

Gỗ bạch dương có thớ mịn và nhạt màu, thường với sự óng ánh như sa tanh. Các hình gợn sóng có thể có, làm tăng giá trị của gỗ trong việc dán gỗ và đóng đồ nội thất. Gỗ bạch dương thích hợp cho việc sản xuất gỗ dán, và lớp gỗ bạch dương nằm trong số các loại gỗ dán ít bị co giãn nhất, mặc dù nó không thích hợp để sử dụng ở bên ngoài nhà.

Do chất lượng phù hợp của các sợi ngắn trong bột gỗ bạch dương, nên loại gỗ cứng này cũng có thể được sử dụng để sản xuất giấy in. Tại Ấn Độ lớp vỏ cây mỏng lột ra vào mùa đông đã từng được dùng như là giấy viết. Nó có tuổi thọ cao.

Các chất chiết ra từ bạch dương được dùng để tăng mùi vị hay làm dầu bôi trên da thuộc, cũng như trong hóa mĩ phẩm, như xà phòng hay dầu gội đầu.

Nhiều bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ đánh giá cao phần vỏ thân cây bạch dương, vì trọng lượng riêng nhẹ, độ dẻo cao, cũng như độ dễ dàng tách ra từ các cây đổ, vì thể thông thường người ta dùng nó để làm các xuồng canoe chống thấm nước và nhẹ, lều tipi,…

Bạch dương cũng được dùng làm củi do nó có năng suất tỏa nhiệt cao trên một đơn vị khối lượng hay một đơn vị thể tích. Vỏ cây cũng được dùng để nhóm lửa, do nó cháy khá tốt, ngay cả khi ẩm do có chứa dầu. Lớp vỏ này cũng có thể tách thành các tấm rất mỏng và chúng thậm chí bắt cháy ngay cả khi chỉ có tia lửa nhỏ.

Gỗ bạch dương được dùng làm các bộ phận khuyếch đại âm cho đàn ghi ta cũng như vỏ loa. Nó khá tốt về mặt âm thanh cũng như khá bền cơ học.

Gỗ bạch dương cũng được dùng làm trống. Nó tạo ra các âm thanh với cả tần số cao và thấp với các tần số thấp khá rền và nó là lý tưởng cho các bản ghi âm trong các phòng thu âm.

Nấm chaga là một adaptogen phát triển trên cây bạch dương trắng, hút lấy các thành phần của bạch dương và được sử dụng như là phương thuốc chống ung thư.

Vỏ thân bạch dương chứa nhiều betulin và axít betulinic, các hóa chất thực vật có tiềm năng như là các loại dược phẩm, và các hóa chất khác có nhiều triển vọng như là chất bôi trơn công nghiệp.

Tại Belarus, Nga, các quốc gia vùng Baltic, Phần Lan, phần phía bắc Trung Quốc, nhựa bạch dương được uống như là một loại đồ uống dễ chịu và người ta cho rằng nó có tính bổ dưỡng. Nhựa bạch dương lỏng và có màu xanh lục nhạt, với hương vị hơi thơm, và nó được đóng chai ở quy mô thương mại.

Nhựa bạch dương cũng có thể dùng để sản xuất kvass, một loại đồ uống chứa cồn nhẹ. Nhựa của một số loài bạch dương cụ thể cũng có thể dùng để chế biến thành xi rô bạch dương, dấm, bia bạch dương (một loại đồ uống nhẹ tương tự như bia rễ cây), và một số loại đồ thực phẩm khác.

Trái với xi rô phong, xi rô bạch dương rất khó sản xuất, làm cho nó trở thành đắt đỏ hơn so với các loại xi rô khác. Nó cũng ít ngọt hơn xi rô phong và nhựa để sản xuất xi rô cũng có muộn hơn nhựa phong khoảng 1 tháng. Xi rô bạch dương được sản xuất chủ yếu tại Alaska (từ bạch dương Alaska) và Nga (từ vài loài), còn ở các nơi khác thì ít thấy hơn.

Xylitol cũng có thể chiết ra từ bạch dương, nó là một loại chất làm ngọt nhân tạo, đã thể hiện tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng.

Do bạch dương có nhiều công dụng nên sẽ được trồng nhiều ở các các vườn thuốc hay các khu công nghiệp. Ở nhiều nước, cây bạch dương còn được trồng ở dọc hai bên đường tạo thành lối đi nhìn rất đẹp hay trồng nhiều ở các công viên, vườn quốc gia,… vừa tạo cảnh quan đẹp vừa giúp làm sạch không khí.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bạch dương

Bạch dương là giống cây phát triển nhanh trên đất ẩm và là một trong những cây tiên phong trong việc gây dựng và phát triển rừng.

Con người thường nhân giống cây trồng bằng hạt.