Đề Xuất 4/2024 # Căn Cứ Để Tòa Giải Quyết Ly Hôn # Top 2 Yêu Thích

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ và chồng. Khác với việc kết hôn là dựa trên sự tự nguyện kết duyên giữa đôi lứa và được sự công nhận của pháp luật. Ly hôn là một sự kiện pháp lý được quyết định bởi Tòa án. Do đó, để Tòa án xem xét và căn cứ giải quyết ly hôn, thì sẽ phải đáp ứng những điều kiện sau đây.

Điểm khác nhau cơ bản giữa kết hôn và ly hôn đó là kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện của cả 2 phía. Còn đối với ly hôn, ngoài việc tự nguyện ly hôn của vợ chồng (pháp luật quy định là thuận tình ly hôn) thì việc ly hôn còn có thể bắt nguồn từ một phía và không có được sự chấp thuận của bên còn lại trong một số trường hợp (pháp luật quy định là Ly hôn theo yêu cầu của một bên). Đối với mỗi trường hợp ly hôn trong hai trường hợp trên, pháp luật quy định cụ thể những điều kiện để tòa án xem xét giải quyết ly hôn như sau:

Việc thuận tình ly hôn bắt nguồn từ ý chị tự nguyện ly hôn của cả vợ và chồng khi xét thấy cuộc hôn nhân không hạnh phúc và mục đích của hôn nhân không còn đạt được nữa. Khi đó, cả vợ và chồng sẽ cùng làm đơn nộp lên tòa án để được giải quyết việc thuận tình ly hôn. Điều kiện để tòa án chấp thuận thuận tình ly hôn đó là:

Sự tự nguyện của cả hai vợ chồng ở đây dựa trên ý chí chủ quan của mỗi người. Sự tự nguyện được thể hiện trên tinh thần tôn trọng quyền lợi của đối phương trong việc quyết định ly hôn mà không có bất kỳ sự ép buộc nào cả. Theo đó, mọi hành vi cưỡng ép, đe dọa của một bên đối với bên còn lại trong quan hệ hôn nhân nhằm ép buộc ký vào đơn thuận tình ly hôn là bất hợp pháp.

Đã thỏa thuận được về hướng giải quyết các vấn đề tài sản chung, quyền nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con cái

Việc tự nguyện ly hôn không nhằm trốn tránh, che dấu những nghĩa vụ khác

Pháp luật dân sự nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng đều tôn trọng sự tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên tuy nhiên, nếu sự tự nguyện, tự thỏa thuận đó mà nhằm trốn tránh, che dấu những nghĩa vụ khác thì cũng được coi là bất hợp pháp. Trong những trường hợp như vậy, tòa án sẽ không xem sự tự nguyên ly hôn của hai bên là căn cứ để giải quyết ly hôn

Thực tế có rất nhiều những trường hợp các cặp vợ chồng làm ăn thua lỗ trong kinh doanh đã lợi dụng việc ly hôn để tẩu tán tài sản, nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Do đó, pháp luật quy định điều kiện này nhằm ngăn chặn việc lợi dụng ly hôn để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

2. Điều kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn)

Khác với thuận tình ly hôn, việc đơn phương ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên trong mối quan hệ vợ chồng hoặc trong một số trường hợp nhất định, còn xuất phát từ việc cha mẹ, người thân thích của một bên có yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Để việc ly hôn được cụ thể hóa, cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Trong mối quan hệ hôn nhân, về mặt pháp luật thì vợ chồng có những quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau trong đời sống hôn nhân, Nhìn chung những quyền lợi đó giựa trên thuần phong mỹ tục của xã hội cũng như những quan điểm tiên tiến trong hôn nhân của xã hội hiện đại. Trong đó, mọi hành vi bạo lực gia đình và vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ vợ chồng bị lên án mạnh mẽ và là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới đổ vỡ trong hôn nhân. Hậu quả của những hành vi bạo lực gia đình và xâm phạm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của vợ chồng đều dẫn tới việc khủng hoảng, bất hòa trong đời sống hôn nhân và việc sống chung sẽ đem đến sự đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần của một hoặc cả hai bên vợ chồng.

Do đó, nếu những trường hợp có hành vi bạo lực gia đình hoặc những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Thứ ba, cha mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng bị tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức và đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình

Tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Pháp luật quy định những người bị tâm thần hoặc bị mất khả năng nhận thức sẽ không thể tự mình xác lập những hành vi dân sự và tố tụng dân sự. Như vậy thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ nay, căn cứ để cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay