Đề Xuất 5/2024 # Tarot & Astro: Sơ Đồ Đối Ứng Chiêm Tinh Trong Tarot # Top 3 Yêu Thích

Vấn đề của Mathers khi viết Book T là quá dựa dẫm vào Kabalah trong khi Kabalah chưa được bổ sung đầy đủ 10 hành tinh trong hệ mặt trời. Lúc đấy con người chỉ mới tìm được 7 hành tinh. Nên ông đã cố vẽ chân cho rắn, cố viết lại nghĩa cho các lá đánh số. Thành ra bộ ẩn phụ của ông thiếu hẳn 3 hành tinh mà hậu bối muốn bổ sung vào cũng không thể có ý nghĩa vì hệ thống quá bất hợp lý. Và khi đối chiếu ý nghĩa của mỗi lá bài vào năng lượng hành tinh tại chòm sao cũng hoàn toàn bất hợp lý.

Nhưng khi sử dụng hệ ý nghĩa của Marseille (hệ thống phát triển độc lập không dựa vào Kabalah mà phát triển lên từ bộ bài Tarot hoàn chỉnh đầu tiên được tìm thấy là Visconti-Sforza 1) cho hệ thống 10 hành tinh theo Kabalah bổ sung sau này thì hoàn toàn trùng khớp ý nghĩa giữa các lá bài với hành tinh tại chòm sao. Điều đó cho thấy vạn vật đều có quy luật. Khi bạn tìm ra quy luật thì tự khắc ứng vào đều trùng khớp. Các bác ở Golden Dawn tìm không thấy nên vẽ chân tùm lum.

Ví dụ: Khi tôi thứ ứng lá Two of Wands vào sephirath thứ hai – Chockmak trong sơ đồ Cây Sự Sống, tức là ngày nay nó ứng với Uranus – chúng ta có Uranus tại Bạch Dương ở lá Two of Wands này – nó cho thấy quá trình tích tụ năng lượng từ lá Aces of Wands đang có nguy cơ khởi phát, đã sẵn sàng cho lần trải nghiệm đầu tiên khi sang khu sephirath thứ ba – Binah với Saturn ở đó – đây cũng chính là ý nghĩa của Marseille, và cũng là ý nghĩa bậc thấp của Uranus tại Bạch Dương.

Dù sao thì, Crowley và Mathers nổi tiếng đến độ người ta cứ chọn đi theo hai bác và theo Mathers thôi chứ không đặt nghi vấn ngược lại. Hậu quả là rất nhiều sách đã cố gắng chạy theo lý giải cách hai bác tư duy mà mãi vẫn không thuyết phục được độc giả (ít nhất là tôi). Riêng Waite đã không chọn theo Mathers trong cách diễn giải dựa vào Kabalah nên các lá đánh số của ông đã thoát được lối mòn.

Không ai phủ nhận Mathers đã có công lớn trong việc đề xuất phương án chia các phân đoạn ứng với các lá bài tạo tiền đề cho hậu bối dễ dàng tìm hiểu hơn. Vì thế, để tìm hiểu ý nghĩa lá bài một cách đúng đắn nhất, chúng ta vẫn nên quay về lịch sử từ các lá bài Visconti-Sforza đến nghĩa gốc ở Marseille rồi từ đó mở rộng hơn thông qua các đề xuất của Golden Dawn và Waite.

2. Đề xuất hệ thống đối ứng Chiêm Tinh với các lá đánh số dựa trên ý nghĩa của Marseille và các khu vực trên Cây Sự Sống

Ngày nay chúng ta đã tìm thấy 3 hành tinh ở xa nhất trong hệ mặt trời là Sao Diêm Vương, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương. Từ đó một số người nghiên cứu Chiêm Tinh và Kabalah đã chủ động thêm vào các vị trí còn khuyết trên Cây Sự Sống. Các bổ sung này vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng tôi chọn cách bổ sung mà tôi cho là hợp lý, dựa trên năng lượng của từng sephirath đó.

Sephirath thứ nhất – Kether ứng với Sao Hải Vương – Cội Nguồn của Năng Lượng đến từ Cõi Không Vô Định.

Sephirath thứ hai – Chockmak ứng với Sao Thiên Vương – Nguồn Năng Lượng Tràn Ra Dồi Dào, Vô Tổ Chức và Không Bù Đắp Được.

Sephirath ẩn – Daath ứng với Sao Diêm Vương – Tri Thức Vực Sâu

Từ đây chúng ta có đủ 11 hành tinh cho 11 sephirath bao gồm cả Trái Đất ở Sephirath Malkuth. Tôi đề xuất hệ thống các lá đánh số gán vào các khu vực theo thứ tự đánh số tương đương: Các lá Ace ở sephirath thứ nhất, các lá Two ở sephirath thứ hai, các lá Three ở sephirath thứ ba… đến các lá Ten ở sephirath thứ mười. Và sephirath ẩn Daath đóng vai trò là nguồn năng lượng tri thức ẩn giấu cần được kích hoạt khi chuyển năng lượng từ sephirath Kether đến sephirath Tiphareth. Từ đó chúng ta có bảng đối ứng các lá đánh số với chiêm tinh như sau:

Với hệ quy chiếu này, các hành tinh hoàn toàn vừa vặn với 36 phân đoạn, không bị lẻ bất kì phân đoạn nào, mà ý nghĩa năng lượng giữa các sephirath với các hành tinh và ý nghĩa cổ mẫu đầu tiên của Tarot hoàn toàn trùng khớp. Tôi sẽ phân tích thêm ở chương sau.

Ông đề xuất như sau:

Sephirath thứ nhất – Kether ứng với Pluto

Sephirath thứ hai – Chokmah ứng với Uranus

Sephirath thứ ba – Binah ứng với Neptune

Sephirath thứ mười – Malkuth ứng với Earth

Còn Sephirath thứ tư đến Sephirath thứ chín giữ nguyên theo Mathers. Từ đó ông sắp xếp các lá đánh số tương tự như đề xuất của tôi: lá đánh số bao nhiêu thì ứng với khu vực đánh số bấy nhiêu.

Theo tôi, Sephirath thứ mười – Malkuth đã được đối ứng với Trái Đất từ trước, việc thay đổi Trái Đất thành Sao Thổ gây ra mâu thuẫn trong cách lý giải đặc tính khu vực. Tiếp theo đó, Sephirath thứ nhất đại diện cho Cội Nguồn của Năng Lượng đến từ Cõi Không Vô Định – một khu vực của nguyên tố khí tràn ngập, sự tự do và tiềm năng mở rộng. Với hành tinh như Sao Diêm Vương, chúng ta sẽ không có được khởi đầu như thế. Chỉ có Sao Hải Vương mới có thể mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội đến từ không gian xung quanh mà thôi.

Vậy nên, mặc dù tôi đồng ý với cách Wang đề xuất đối ứng thứ tự các lá đánh số theo thứ tự các khu vực, thì tôi vẫn bác bỏ hệ thống các hành tinh đối ứng với mỗi khu vực mà ông đưa ra.

Thú thật là cách Mathers phân chia các lá Hoàng Gia còn khiến tôi rối bời hơn cả các lá Ẩn phụ. Ông đã đào xới các ý tưởng về các loại năng lượng nguyên tố khác nhau trong Sơ Đồ Cây Sự Sống, rồi từ đó ghép lá bài này ở phân độ của chòm sao này sang đến phân độ của chòm sao kế tiếp. Trong khi hai chòm sao ấy không mang năng lượng của lá bài mang năng lượng chúng thuộc về. Ví dụ lá King of Swords Theo Sơ Đồ Cây Sự Sống thì nó là lửa của khí. Vậy mà trong sơ đồ bên dưới, chúng ta thấy nó đang nằm ở 20 độ Kim Ngưu đến 20 độ Song Tử. Tôi tự hỏi là liệu một phân độ mang nguyên tố đất trong này có ý nghĩa gì với lá King of Swords? Hơn nữa, với cách phân bố này, Queen of Wands mang năng lượng của Bạch Dương trong khi King of Wands mang năng lượng của Nhân Mã. Chúng ta hiểu rõ Queen of Wands thích có khán giả nhiều như thế nào, đặc tính ấy hoàn toàn trùng khớp với Sư Tử hơn là Bạch Dương. Còn King of Wands cực kì thích chinh phục và tiến tới không ngần ngại, đặc tính ấy chẳng phải rất phù hợp với Bạch Dương hơn là Nhân Mã sao?

Vấn đề muôn thuở của những người nghiên cứu là họ hay phức tạp hóa vấn đề đến mức không thể quay về nghĩ những điều đơn giản nhất.

Đề xuất của tôi là dựa vào nguyên tắc Tetragrammation và ý nghĩa của 3 thể thức trong Chiêm Tinh, chúng ta chia các lá Hoàng Gia như sau:

Yod, nguồn năng lượng thôi thúc – ứng với Knight (lá King truyền thống) – phù hợp với Tiên Phong mang vai trò khởi xướng.

He, phản hồi và hỗ trợ nguồn năng lượng Yod – ứng với Queen – phù hợp với Kiên Định mang vai trò gìn giữ và hỗ trợ.

Vau, thể hiện nguồn năng lượng Yod – ứng với Prince (lá Knight truyền thống) – phù hợp với Linh Hoạt mang vai trò vận động thích ứng liên tục.

He Cuối, nguồn năng lượng Yod đã được hữu hình hóa – ứng với Princess (lá Page truyền thống) phù hợp với vai trò hữu hình hóa những hạt giống từ các lá Ace. Waite đã vẽ hình ảnh các lá Page ôm trên tay ký hiệu nguyên tố mà đám mây ở lá Ace trao tặng.

Từ đó chúng ta có Hệ thống đối ứng các lá Hoàng Gia với Chiêm Tinh như sau:

Lá The High Priestess ứng với Song Ngư

Lá The Moon ứng với Mặt Trăng

Lá the Empress ứng với Cự Giải

Lá the Hierophant ứng với Bảo Bình

Lá The Lovers ứng với Sao Kim

Lá The Chariot ứng với Nhân Mã

Lá Temperance ứng với Kim Ngưu

Lá The Star ứng với Song Tử

Nguyên nhân chi tiết tôi sẽ phân tích rõ ràng trong mỗi lá bài có sự thay đổi này, vì tôi sử dụng ý nghĩa từ các bộ bài cổ có xuất phát điểm từ gia đình Visconti – một gia đình quý tộc có truyền thống theo Công Giáo lâu đời, và trong gia phả có nhiều người làm Giáo Hoàng, vì thế có nhiều tư tưởng theo Công Giáo mà các bộ bài hiện đại ngày nay vô tình bỏ quên. Mathers và Levi dựa trên cơ sở mà Antoine Court de Gebelin khẳng định Tarot là tàn tích của Book of Thoth, cũng đề xuất những tư tưởng vượt khỏi ảnh hưởng của Công Giáo mà vô tình hiểu sai bối cảnh cũng như ý nghĩa lá bài mang lại.

Với những đề xuất bên trên, tôi có sơ đồ đối ứng như sau:

The Pierpont Morgan Visconti Sforza Tarocchi là bộ bài Tarot đầu tiên người ta tìm thấy, do họa sĩ Bonifacio Bembo vẽ cho gia đình quý tộc Visconti-Sforza tại Ý.