Đề Xuất 5/2024 # Tác Động Của Tự Học Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Ngành Song Ngữ Nga # Top 2 Yêu Thích

TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2024

Tác động của tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 

Bùi Ngọc Quang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT: Bài viết đã trình bày (1) các quan điểm về vấn đề tự học, (2) phân tích đánh giá tác động của nhận thức, thái độ, phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song

ngữ Nga-Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM và qua đó, (3) đề xuất một số gợi mở nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên.

Theo Benson (2001)2, việc tự học hay năng lực tự học, tự chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và có kết quả học tập tốt khi người học trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, môi trường học tập. Tác giả cho rằng, nếu một hoạt động học tập được thiết kế tốt thì bất kỳ SV nào khi tham gia vào hoạt động học tập đó cũng sẽ tạo được năng lực tự học tốt. Nghĩa là, nếu lớp học được chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập như sách vở, tài liệu, băng đĩa… phù hợp với sở thích và trình độ thì SV sẽ học tập một cách tự động (autonomously). Như vậy, để nâng cao năng lực tự học cho người học, giảng viên (GV) và nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động ngoài lớp và hướng dẫn SV tự học. Tuy nhiên, để hoạt động tự học của SV đạt được những hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi môi trường và hoạt động học tập mà người học tham gia phải có những ảnh hưởng tốt đối với năng lực tự học của SV.

1

2

có tên tiếng Anh là Teaching and researching autonomy in language learning

Benson, P. Teaching and researching autonomy in language learning. Longman, London (2001).

Trang 105

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2024

Theo Oxford (2003)3, việc tự học, tự chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và phát triển do yếu tố tâm lý của chính bản thân người học, chứ không phải do yếu tố môi trường tác động như quan điểm đã đề cập ở trên của Benson (2001). Lý luận của quan điểm này bắt đầu từ bản chất hiếu kỳ trời sinh của con người. Từ khi mới được sinh ra, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, phương cách tìm hiểu có thể không giống nhau, những người thích mày mò, tự học từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao kiến thức, cần có năng lực tự học cao hơn. Vygotsky (1986)4 đã đưa khía cạnh xã hội của việc học vào Học thuyết kiến tạo (Constructivism Theory). Về cơ bản đây là một học thuyết dựa trên sự quan sát và nghiên cứu khoa học nhằm trả lời cho câu hỏi: “Con người học như thế nào?”. Học thuyết này cho rằng, con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh. Khi đối mặt với một điều mới mẻ, chúng ta phải điều ứng nó với những ý tưởng và kinh nghiệm có từ trước. Cũng có thể nó sẽ thay đổi những điều mà ta đã tin tưởng hoặc loại bỏ chúng vì không còn thích đáng nữa. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta thật sự là những nhà kiến tạo tri thức cho chính bản thân. Để làm được điều này thì cần đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái mà chúng ta đã biết. Học thuyết này được coi là lý thuyết của nhận thức hơn là lý thuyết của tri thức vì nó phải được xây dựng một cách tích cực bởi chính mỗi người học chứ “kiến thức không thể thâm nhập vào người học thụ động” (Glasersfeld, 1989: 162)5. Bên cạnh việc đưa khía

3

Oxford, R. L, “Toward a more systematic model of L2 learner autonomy”. In D. Palfreyman & R. Smith (Eds.), Learner autonomy across cultures: language education perspectives, pp. 75-91. Basingstoke: Palgrave MacMillan (2003). 4 Vygotsky, L. S. Thought and language (A. Kozulin, Trans. ed.). MIT Press, Cambridge (1986). 5 Glasersfeld, E. V, “Constructivism in Education”. In T. Husen & N. Postlethwaite (Eds.), The International Encyclopaedia of Education, Suppement Vol.1, pp. 162-163. Oxford: Pergamon Press (1989).

Trang 106

TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2024

EFA, viết tắt của từ tiếng Anh Exploratory Factor Analysis.

Trang 107

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2024

sinh ngành Song ngữ Nga – Anh là khối D, nên số lượng SV nữ chiếm đa số (chiếm 86%) là một điều dễ lý giải. Trong tổng số 243/265 SV trả lời về số giờ tự học trung bình một ngày trong tuần (xem Biểu đồ 1), số giờ tự học trong ngày từ 2 đến 3 giờ là nhiều nhất (với 87 SV trả lời, chiếm 35,9%); kế đến là từ

3 đến dưới 4 giờ (với 59 SV trả lời, chiếm 24,2%); sau đó là từ 4 giờ đến dưới 5 giờ (với 46 SV trả lời, chiếm 19%); số SV dành thời gian trung bình tự học trên 5 giờ một ngày/tuần chiếm 12,3% với 30 SV trả lời; cuối cùng là tự học dưới 2 giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,6%).

Biểu đồ 1. Số giờ tự học trung bình một ngày của sinh viên Qua số liệu thống kê thu được, kết quả về thời Kết quả học tập của SV được tính trung bình gian tự học trung bình là khoảng 3 giờ/ngày, nghĩa chung điểm trong 2 học kỳ gần thời điểm được là một tuần, SV ngành Song ngữ Nga – Anh dành khảo sát, phản ánh phần nào quá trình tự học của thời gian tự học khoảng 21 giờ/tuần. Trong khi đó, SV. theo kết quả nghiên cứu của Tô Minh Thanh (2011: 53)7, “số giờ tự học trung bình của SV (toàn trường) dành cho 41 môn học được khảo sát là 5,8 giờ/tuần”. Như vậy, có thể lý giải rằng, do khối lượng kiến thức môn học của ngành song ngữ nhiều và nặng, đòi hỏi SV phải tự học rất cao nên số giờ tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh là rất lớn, lớn hơn nhiều so với SV các ngành khác trong trường.

7

Tô Minh Thanh. Hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo học chế tín chỉ: Hiện trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thường, B2011-18b-02.

Trang 108

Biểu đồ 2. Xếp loại học lực trung bình chung giữa 2 học kỳ

TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2024

Trang 109