Thịnh Hành 5/2024 # 10 Nguyên Tắc Phối Màu Cơ Bản # Top 8 Yêu Thích

NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: – Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó. – Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1/ Phối màu không sắc ( Achromatic) Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

2/ Phối màu tương tự ( Analogous) Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

5/ Phối màu đơn sắc ( Monochromatic) Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6/ Phối màu trung tính ( Neutral) Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7/ Phối màu bổ sung từng phần ( Split Complementary) Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8/ Phối màu căn bản ( Primary) Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

MÀU SẮC TRONG PHONG THỦY

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ. Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương. Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương. Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành. Các màu nóng như Đỏ – Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48) Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

Kim = tượng trưng cho màu trắng. Mộc = Xanh lục. Thuỷ = Đen. Hoả = Đỏ. Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc. Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là: * Kim – Thuỷ – Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục. * Mộc – Hoả – Thổ = Xanh lục – Đỏ – Vàng. * Thổ – Kim – Thủy = Vàng – Trắng – Đen …

MÀU SẮC ẤN TƯỢNG Tác giả: Lê Hải – Ban Việt Ngữ BBC

Thời hội họa cổ điển, người ta thường dùng màu xanh hoặc nâu pha đen tạo bóng tối và màu trắng làm ánh sáng, tạo trục cho các màu khác chuyển tải hình khối được tỉ mỉ vẽ tiếp lên bề mặt.

Giới họa sĩ của thế kỷ 19 được thừa hưởng nhiều phát kiến mới trong ngành hóa chất, trong đó có các loại bột màu cùng dung môi mới, và đặc biệt là công trình nghiên cứu ánh sáng của Eugène Chevreaul – nhà hóa học người Pháp.

Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính, các sóng ánh sáng khác nhau sẽ bị chiết xạ theo nhiều góc khác nhau, tạo ra cầu vồng nhiều màu sắc mà người ta quen gọi là 7 màu tự nhiên.

Thực sự ra theo nghiên cứu của giới vật lý, hóa học, và hội họa, thì có 3 màu cơ bản tạo nên các màu sắc khác, kể cả màu đen, là: đỏ – vàng – xanh dương.

Pha từng cặp 2 màu trên với nhau chúng ta sẽ có màu đối trọng, hay còn gọi là complementary colour: xanh lá – tím – cam.

Theo nghiên cứu của Lucy Wills thì đây chính là hệ quả mà các họa sĩ Ấn Tượng đã ứng dụng thành công vào các thử nghiệm của họ, tạo ra trong di sản văn hóa của loài người một cách nhìn màu sắc khác hẳn với lối đơn sắc mà họ cho là nhàm chán của thời cổ điển.

Theo phương pháp mới thì bóng tối chính là nơi mà màu của chỗ sáng không đến được, tức là nếu vẽ chỗ sáng bằng màu đỏ thì bóng tối sẽ là vương quốc của hai màu còn lại: vàng và xanh dương.

Như vậy ở chỗ tối chúng ta có thể trộn hai màu vàng – xanh dương lại với nhau để vẽ, tức là màu xanh lá cây, như không ít tranh của Cézanne đã mở đường cho hội họa hiện đại.

Chúng ta cũng có thể không trộn hai màu đó với nhau, mà chỉ đặt chúng bằng những nét tache thô sơ cạnh nhau – xanh xen kẽ vàng – cũng tạo hiệu quả tương tự, như Georges Seurat đã phát triển trong phương pháp chấm điểm: pointilism.

Chúng ta cũng có thể áp dụng nhiều kỹ thuật vẽ khác, đã được phát triển từ thời Ấn Tượng để tạo hiệu ứng này, như vẽ một lớp màu mỏng để lộ lớp màu trước đã khô (wet-to-dry), hay trộn thẳng màu thứ hai vào màu thứ nhất ngay trên mặt tranh, không dùng đến bảng pha màu (wet-to-wet)

Khi đó, thay vì phải nhìn một bóng tối nhàm chán, đơn sắc như trong chụp ảnh, người họa sĩ chỉ cần chọn một màu trong 3 màu cơ bản làm ánh sáng để tha hồ dùng 2 màu còn lại để pha ra vô số màu vẽ nên bóng tối, cũng lấp lánh và quyến rũ không kém gì nơi ánh sáng rực rỡ kia.

Đó là chưa kể chuyện có những vùng tối được hấp thụ một ít ánh sáng từ những vật khác phản chiếu lại, cho quyền người họa sĩ pha thêm chút màu sáng vào, hòa với hai màu tối tạo ra thêm màu sắc mới cho tranh.

Và đến đây chắc các bạn sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe thấy một họa sĩ nào đó nói rằng chỉ cần cho ông ta 3 tuýp màu cơ bản là đủ để tạo nên cả thế giới.

2/ Đầm ấm RICH Muốn phối màu tạo ra hiệu ứng đầm ấm, dồi dào, tráng lệ thì phải luôn kết hợp với màu tối. Chẳng hạn nét thâm trầm sâu lắng thể hiện qua màu đỏ huyết dụ là sự phối hợp giữa màu đen và màu đỏ. Thêm màu xanh lá cây đậm và màu vàng sậm sẽ tạo ra sự dồi dào, sung túc. Những nét sậm này lại tạo ra sự xa hoa, lộng lẫy… Nếu dùng hiệu ứng này để thiết kế vải sợi thì sẽ cho ra những xấp tơ lụa có dáng vẻ quý phái và sang trọng.

3/ Lãng mạn ROMANTIC Màu hồng tạo ra nét lãng mạn. Màu hồng được tạo ra từ việc kết hợp màu trắng với màu đỏ. Cũng như màu đỏ, màu hồng gây sự chú ý và tạo ra sự sôi nổi nhưng nhẹ nhàng và êm ái hơn. Muốn tạo hiệu ứng lãng mạn thì kết hợp màu hồng với những màu tương đồng và dùng thêm độ sáng tối. Dùng màu hồng để tạo ra thiệp chúc mừng thì thật tinh tế và trang nhã. Cũng với hiệu ứng lãng mạn mà hoa hồng luôn tượng trưng cho tình yêu nồng thắm.

6/ Thân thiện FRIENDLY Muốn phối màu tạo ra nét thân thiện, nhiệt tình chúng ta nên dùng màu cam. Màu cam và những màu tương đồng của nó đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Vì thế, sắc cam thường dùng để tô điểm cho những món ăn nhanh trong nhà hàng. Nó làm chúng ta có cảm giác món ăn ngon. Màu cam còn dùng trong các dụng cụ cứu hộ như áo phao…vì màu cam của áo sẽ nổi bật trên nền biển xanh.

7/ Ôn Hoà SOFT Màu sáng với độ tương phản cao thường phù hợp với việc phối ra màu sắc với hiệu ứng ôn hoà. Màu hồng quả đào trong bảng màu tạo ra nét ôn hoà, trang nhã và ngọt ngào. Chính vì vậy mà trong nhà hàng và các tiệm bán thời trang thường dùng màu sắc này. Khi phối hợp với màu tím nhạt và màu xanh nó sẽ làm sáng dịu khung cảnh. Dùng những màu sắc này để trang trí nhà cũng rất phù hợp. Màu sắc ôn hoà sẽ tạo ra cảm giác ngọt ngào, êm ái

8/ Đón chào WELCOMING Màu vàng cam hay màu hổ phách đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Chính vì vậy chúng gây sự chú ý như mời gọi và đón chào người xem. Thật vậy, trong cuộc sống, màu của những đồ vật bằng vàng đã nói lên sự quyến rũ, mời gọi của nó. Nếu kết hợp với màu sáng của pha lê sẽ tạo ra một nét đẹp tuyệt vời. Màu vàng cam và màu tương đồng rất phù hợp với không khí lễ hội. Trong các đám cưới Á đông không thể thiếu sắc màu này.

9/ Chuyển động MOVING Những màu sắc sáng phối hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động. Tuy nhiên nên lấy màu vàng làm trung tâm, vì màu vàng như ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu ứng chuyển động cho hình ảnh. Khi thêm màu trắng vào màu vàng, mức độ toả sáng càng tăng lên. Nếu phối màu tương phản cao, màu vàng có thể kết hợp với màu tím. Ngoài ra màu vàng và những màu tương đồng sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động cho khoảng không gian chung quanh.

21/ Nhớ nhung NOSTALGIC Vẫn là tím nhưng là màu tím nhạt. Một lá thư bằng màu tím nhạt chắc chắn muốn nói lên sự nhớ nhung. Màu tím luôn là màu lãng mạn của thơ ca. Ví dụ: Chiều tím, chiều nhớ thương ai ? Còn thương nhớ hoài…(Đan Thọ – Đinh Hùng) Màu tím sẽ rực rỡ hơn với màu vàng và say đắm; nồng nhiệt hơn với màu hồng. Có lẽ vậy mà trong bài Chiều Tím, tác giả đã phối màu rất tuyệt: Nét hoa mơ vàng và em với chàng kề vai áo phấn hương…