Xu Hướng 5/2024 # Soạn Rừng Xà Nu: Ý Nghĩa Hình Tượng Của Cây Xà Nu # Top 4 Yêu Thích

Rừng xà nu là một trong những văn bản trọng điểm của chương trình ngữ văn 12. Vì vậy, trong bài viết này, Kiến Guru không chỉ hướng dẫn các em học sinh soạn Rừng xà nu theo yêu cầu đọc hiểu trong SGK, mà Kiến sẽ tóm tắt những nội dung quan trọng mà các em cần nắm để phục vụ cho các kì thi sắp tới

I. Hướng dẫn soạn Rừng xà nu

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề và hình ảnh rừng xà nu

a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu

xà nu là một loại cây rất phổ biến và gắn liền với đời sống người dân vùng Tây Nguyên. Cây xà nu là một loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, vượt qua thời tiết khắc nghiệt để vươn lên từng ngày.

Tác giả lấy nhan đề Rừng xà nu là có ý nghĩa thông qua hình tượng của Rừng xà nu để nói lên ý chí kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên trong trận chiến với đế quốc Mỹ xâm lược. Dù mưa bom bão đạn, dù bọn tay sai có tìm cách tiêu diệt người con Tây Nguyên như thế nào thì họ vẫn sẽ như những cây xà nu, vẫn gồng mình chống lại, lớp này ngã xuống thì sẽ có lớp khác vươn lên, không bao giờ khuất phục.

Nguồn: Internet

b. Ý nghĩa đoạn văn miêu tả rừng xà nu dưới tầm đại bác

– Rừng xà nu hứng chịu mọi bom đạn do giặc Mỹ dội xuống làng Xô Man, chịu nhiều thương tích “hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương” nhưng không vì thế mà bọn Mỹ có thể phá tan cánh rừng này. Bởi vì xà nu như đã nói ở trên, là một loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn”, “Đạn đại bác không giết nổi chúng”…

c. Ý nghĩa hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời và được lặp đi lặp lại trong tác phẩm.

Rừng xà nu sẽ cứ tiếp nối nhau mà lan rộng ra, sẽ luôn trường tồn và phát triển mạnh mẽ như lòng yêu nước, quyết tâm tiêu diệt giặc của những con người vùng Tây Nguyên nói riêng và của những người dân Nam Bộ, người dân cả nước nói chung.

Nguồn: Internet

Câu 2: Phân tích nhân vật cụ Mết

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong đêm hôm ấy chính là Tnu. Tnu là một người con của làng Xô man với những phẩm chất vô cùng đáng quý

– Tnu đã được giác ngộ cách mạng từ khi còn nhỏ:

Lúc nhỏ thì Tnu đã đi nuôi những chiến sĩ cách mạng. Khi đi liên lạc bị giặt bắt nhưng sống chết Tnu vẫn không khai nhận

– Vì vậy mà lúc lớn lên, Tnu đã quyết tâm đi theo cách mạng tiêu diệt giặc dù rất nhiều điều bất hạnh xảy ra:

+ Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chống giặc

+ Dám vùng lên cứu vợ con của mình

+ Khi bị chúng bắt, Tnu vẫn đấu tranh đến cùng

+ Khi bị chúng thiêu trụi 10 ngón tay bằng nhựa xà nu vô cùng đau đớn, nhưng anh quyết không mở miệng kêu xin.

– Anh còn là một người yêu gia đình, yêu buôn làng và yêu đất nước.

– Đồng thời cũng là một con người có kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành quy định quân ngũ, cho về 1 đêm là về 1 đêm dù đã 3 năm anh xa quê hương của mình.

So với đàn anh của mình là A Phủ, Tnu có nhiều điểm khác biệt:

– Tnu đã giác ngộ cách mạng từ khi còn nhỏ. Con đường đến với cách mạng là con đường tự nguyện và có ý thức rõ ràng, không bộc phát như A Phủ

– Tnu cũng không phải sống cảnh cam chịu như tù đày

b. Trong câu chuyện bi tráng về người anh hùng Tnu, cụ Mết đã nhắc đi nhắc lại việc Tnu không cứu được vợ con.

Nhiều người cho rằng việc nhắc đi nhắc lại sẽ khiến Tnu thêm đau khổ và giằng xé tâm can, nhưng thật ra ý nghĩa sâu xa hơn mà cụ Mết muốn nói chính là khi không có vũ khí trong tay để chiến đấu thì ngay cả người thân cũng không cứu được, vì vậy mà “chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ Mết muốn khẳng định rằng muốn đấu tranh thì cần phải có vũ khí, đó là con đường duy nhất để chiến thắng kẻ thù

c. Câu chuyện của Tnu mà cụ Mết kể cho dân làng Xô Man nói lên một chân lí lớn lao: muốn bảo vệ người thân, muốn chống lại kẻ thù tàn độc chỉ có một còn đường duy nhất là chiến đấu vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng. Chính vì vậy mà cụ Mết muốn chân lí đó phải được dân làng Xô Man ghi nhớ và truyền lại cho con cháu đời sau

d. Hình tượng cụ Mết, Dí, bé Heng có vai trò quan trọng trong việc khắc họa hình tượng nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm Rừng xà nu

– Hình tượng cụ Mết:

+ Là cầu nối giữa lịch sử và hiện tại, là chứng nhân lịch sự, là người kể lại câu chuyện bi tráng của người anh hùng Tnu.

+ Là người nói lên chân lí bất diệt trong trận chiến chống bọn giặc xâm lược để dành lại tự do.

+ Là người lãnh đạo dân làng Xô Man đồng khởi.

– Hình tượng của Dít và Mai:

Dít nối tiếp thế hệ của Mai, hai người đều là những cô gái yêu nước, vững vàng, kiên định, không khuất phục kẻ thù, lớn lên trong sự đau thương mất mát của chiến tranh

– Hình tượng bé Heng:

Bé Heng chính là thế hệ sau của Tnu, là những cây xà nu con đang lớn lên trong bom đạn và sẽ tiếp tục con đường của Tnu để đem lại thắng lợi trong tương lai không xa

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt – phân tích diễn biến tâm trạng từng nhân vậtHướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Câu Chuyện Về Người Đàn Bà Làng ChàiSoạn Bài Tràng Giang – Huy Cận: Nỗi Buồn Trước Thiên Nhiên Rộng Lớn

Câu 3: Rừng xà nu và Tnu luôn có mối quan hệ khắn khít với nhau

– Rừng xà nu đã gắn bó với Tnu từ những ngày thơ ấu đến khi lớn lên, chứng kiến những đau thương mất mát của cuộc đời Tnu và cùng dân làng Xô Man đón Tnu trở về thăm làng

– Không chỉ gắn bó với cuộc đời Tnu, rừng xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường, không gục ngã trước khó khăn của Tnu

Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời như Tnu ham lí tưởng cách mạng.

Cây xà nu lớn lên nhanh, ngọn như mũi tên lao lên trời cũng giống như Tnu trưởng thành nhanh chóng để gia nhập cách mạng

Cây xà nu bị bom dội, nhựa quánh lại như những cục máu lớn cũng giống như những mất mát mà Tnu phải chịu, mất vợ mất con, mất luôn 10 đầu ngón tay vì bị bọn phản cách mạng thiêu rụi

Nhưng cuối cùng Tnu cũng vượt qua, tiếp gia tham gia cách mạng như những cây xà nu tiếp tục vươn lên, sum suê cành lá như những chú chim đủ lông đủ cánh

Câu 4. Cảm nhận về nghệ thuật khi soạn Rừng xà nu

– Ngôn ngữ đậm chất sử thi và tráng lệ

– Các nhân vật mang đậm màu sắcTây Nguyên

– Cách kể chuyện theo vòng tròn: mở đầu câu chuyện bằng rừng xà nu và kết thúc câu chuyện cũng bằng rừng xà nu đã làm nổi bật ý nghĩa hình tượng của cây xà nu

– Cách khắc họa nhân vật ấn tượng, nhiều chi tiết được miêu tả sống động khiến người đọc cảm nhận được cái đau thương cùng cực mà Tnu phải chịu

Nguồn: Internet

II. Những nội dung quan trọng cần phải nhớ sau khi soạn Rừng xà nu

1. Hình tượng Rừng xà nu

a. Ý nghĩa cụ thể

– Gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân làng Xô Man

– Tham dự vào những sự kiện trọng đại của buôn làng Xô Man

b. Ý nghĩa biểu tượng của Rừng xà nu

– Chịu nhiều đau thương

– Ham ánh sáng và khí trời

– Sức sống bất diệt, kiên cường

2. Hình tượng các nhân vật

a. Nhân vật trung tâm Tnu:

– Gan góc, dũng cảm

– Trung thực, nghĩa tình

– Quật khởi, mạnh mẽ

b. Nhân vật hỗ trợ:

– Cụ Mết: lãnh tụ tinh thần, người lưu giữ truyền thống và phát ngôn chân lí đấu tranh

– Dít và Heng: thế hệ trẻ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc chiến đấu, tiếp nối thế hệ đàn anh đàn chị

3. Đặc sắc nghệ thuật

– Nghệ thuật trần thuật

– Đậm chất sử thi

– Màu sắc Tây Nguyên

Các em học sinh có thể dựa vào những thông tin này để chuẩn bị bài soạn một cách tốt nhất. Ngoài ra nếu các em muốn hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này thì có thể tải Ứng dụng học tập Kiến Guru về điện thoại để có thêm tư liệu học tập cho mình.