Thịnh Hành 5/2024 # 12 Con Giáp Và 12 Cung Hoàng Đạo Liệu Có Điểm Gì Khác Biệt? # Top 8 Yêu Thích

Khái niệm 12 con giáp là tập hợp bao gồm mười hai con vật được sắp xếp theo thứ tự để ứng định thời gian: giờ, ngày, tháng cho đến năm. Không chỉ riêng ở Việt Nam, hệ thống con giáp này được ứng dụng rất phổ biến ở các nước khác có nền văn hóa Á Đông như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc,… Trong khi đó, 12 Cung Hoàng Đạo được các nước phương Tây ưa chuộng có nguồn gốc từ những năm 1645 trước Công nguyên, do các nhà Chiêm tinh Babylon cổ đại sáng tạo ra. Để tính lịch trong một năm, các nhà thiên văn học cổ đại (đồng thời là các nhà chiêm tinh học) đã chia Hoàng đới ra làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo tính từ điểm Xuân phân (điểm trên Hoàng đạo mà Mặt trời đi tới vào ngày Xuân phân). Như vậy mỗi tháng sẽ ứng với một cung. Các cung hoàng đạo được gọi theo tên chòm sao nằm trên hoặc gần nhất phần đường Hoàng đạo của cung đó. 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của 12 con giáp trong văn hoá Việt Nam

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng nguồn gốc của các con giáp xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng theo ông Nguyễn Cung Thông – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, các con giáp có gốc gác từ Việt Nam.

Theo tác giả An Chi trong tác phẩm ‘Chuyện Đông, Chuyện Tây”, tên gọi “con giáp” bắt nguồn từ lối nói của phương ngữ ở Nam Bộ. Trong phương ngữ Nam Bộ, con giáp được gọi tên từ 12 địa chi Tý đến Hợi và tượng trưng cho 12 năm âm lịch.

Sự hình thành của 12 con giáp được dân gian lý giải bằng câu chuyện truyền miệng qua ngàn đời rằng vào thời thượng cổ, kiến thức của con người còn hạn hẹp nên việc xác định thời gian, ngày tháng đặc biệt khó khăn. Vì vậy mà Ngọc Hoàng đã nảy ra sáng kiến dùng 12 tên con vật để tượng trưng cho 12 tháng. Điều này sẽ giúp con người dễ dàng nhận biết thời gian hơn. Nhưng Ngọc Hoàng lại băn khoăn vì không biết nên chọn con vật nào và thứ tự của chúng ra sao. Nhân ngày sinh nhật của mình, Ngọc Hoàng đã quyết định tổ chức một cuộc thi để con vật tham gia bơi qua sông. 12 con vật cán đích đầu tiên sẽ được chọn làm 12 con giáp trong năm. Và lần lượt các con vật đã về đích theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Ngoài ra, cũng có những người lý giải rằng hệ thống các con giáp là ngụ ý là lời răn dạy dành cho con cháu của thời xưa.

Nhóm thứ nhất: Tý và Sửu (Chuột và Trâu)

Chuột đại diện cho trí tuệ, Trâu biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ. Hai yếu tố này luôn cần được kết hợp chặt chẽ với nhau trong mỗi con người. Có tư duy mà lười nhác thì chỉ là người khôn vặt, song cần mẫn làm việc lại không chịu tư duy lại sẽ không có hiệu quả cao. Người xưa xem đây là nhóm tiêu chí quan trọng nhất để nhắc nhở con cháu.

Nhóm thứ hai: Dần và Mão (Hổ và Mèo)

Hổ tượng trưng cho sức mạnh, uy lực dũng mãnh; Mèo lại được xem là biểu tượng của sự cẩn thận. Hổ và Mèo là sự phối hợp hài hòa giữa sức mạnh và tính tỉ mỉ. Người to khỏe có sức mạnh tràn trề nhưng không cẩn thận sẽ bỗng chốc biến thành lỗ mãng. Nhưng cẩn thận, tỉ mỉ lại thiếu uy lực lại thành ra nhút nhát, rụt rè. Đây là nhóm tiêu chí quan trọng nhì mà mỗi người cần rèn luyện cho mình.

Nhóm thứ ba: Thìn và Tỵ (Rồng và Rắn)

Sự mạnh mẽ đến từ Rồng và sự dẻo dai từ Rắn sẽ bổ trợ cho mỗi người chúng ta sự nhu – cương hài hòa. Bởi quá cứng rắn sẽ càng bảo thủ song quá mềm dẻo sẽ hóa yếu đuối. Giữa việc chỉ biết ôm lấy định kiến của bản thân và việc dễ mất đi chính kiến của mình thì quả thực, không có tính cách nào tốt đẹp hơn mà chỉ có nhu có cương linh hoạt là tốt nhất.

Nhóm thứ tư: Ngọ và Mùi (Ngựa và Dê)

Nhóm thứ tư là lời nhắc nhở đoàn kết, cùng đồng đội nhắm đến mục tiêu mà thực hiện. Ngựa là sự hăng hái, quyết tâm hướng đến mục tiêu nhưng một đi không quay đầu lại. Dê lại đại diện cho sự đoàn kết, chung tay góp sức của tập thể. Vì vậy mà ông ba ta nhấn mạnh sự kết hợp này để con cháu tránh phạm phải sai lầm chỉ hướng đến mục tiêu cá nhân mà bỏ mặc làm ngơ mọi người xung quanh.

Nhóm thứ năm: Thân và Dậu (Khỉ và Gà)

Khỉ và Gà là mối liên hệ giữa sự linh hoạt (hàm ý từ hành động trèo cây của khỉ) và sự cố định (hàm ý từ hành động gáy hằng ngày của gà). Linh hoạt quá sẽ thành ra nửa vời mông lung, không có chủ đích song cố định quá lại không không thể thích nghi với môi trường đầy sự biến động. Sự hài hòa cân đối từ hai yếu tố sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.

Nhóm thứ sáu: Tuất và Hợi (Chó và Lợn)

Chó đại diện cho sự tận tâm tận lực và lòng trung thành; Lợn là biểu trưng cho sự hiền hòa, điềm đạm. Một cá nhân với sự tận tâm làm việc lại không hài hòa sẽ dẫn đến bài xích với mọi người xung quanh. Song một người khác với sự ôn nhu vốn có nhưng không tận tụy sẽ dễ đánh mất đi nguyên tắc.

Thông qua sự sắp xếp này, có thể thấy ba nhóm đầu thiên về tính cách và đức tính của mỗi cá nhân, ba nhóm sau lại là những kỹ năng được trang bị bên ngoài mỗi người. Vì vậy cần phải tôi luyện ý chí bản thân song rèn luyện những kỹ năng cần thiết để nâng cao giá trị bản thân. Không một ai hoàn hảo nhưng sự tôi luyện sẽ giúp ta hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn.

2. Lịch sử hình thành 12 cung hoàng đạo

Qua quan sát bầu trời, người Hy Lạp cổ đại đã tưởng tượng ra các hình ảnh từ hình nối của các ngôi sao sáng lại với nhau, tạo thành các chòm sao trên bầu trời. Trong chiêm tinh học phương Tây, các cung Hoàng Đạo là mười hai cung của Hoàng Đạo, bắt đầu từ điểm phân Vernal. Thứ tự của các cung Hoàng Đạo lần lượt là Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình và Song Ngư. Mỗi khu vực được đặt tên theo chòm sao mà nó đi qua trong lúc đặt tên.

Sự tách rời chiêm tinh học khỏi xuất phát điểm là việc quan sát bầu trời đã làm các cung hoàng đạo mất đi ý nghĩa ban đầu trong việc tính lịch. Theo đó, cung hoàng đạo của một người là cung hoàng đạo mà Mặt trời đi qua vào thời gian người đó sinh ra trong năm. Tuy vậy có thể thời điểm bạn sinh ra thuộc cung hoàng đạo này, nhưng Mặt trời lại đang đi qua chòm sao của cung bên cạnh, do thời gian đi qua các chòm sao hoàng đạo không đều nhau như đi qua các cung hoàng đạo.

Ngoài ra, do hiện tượng tiến động, trục Trái đất thay đổi, điểm Xuân phân qua đó cũng bị lệch đi. Đến nay đã trải qua gần 3000 năm, điểm Xuân phân đã chuyển từ chòm sao Bạch Dương sang chòm sao Song Ngư. Nếu theo cách xác định cung hoàng đạo như người cổ đại (chia Hoàng đới làm 12 phần bằng nhau tính từ điểm Xuân phân) thì các cung hoàng đạo hiện nay sẽ bị lệch đi khoảng 35 ngày (hơn 1 tháng), tức là hơn 1 cung. Nhưng các nhà chiêm tinh không quan tâm tới điều này khi khung thời gian của 12 cung hoàng đạo đã được cố định trong các sách vở thư tịch cổ xưa và truyền lại cho đến ngày nay.

Hiện tượng tiến động làm điểm Xuân phân thay đổi dần theo thời gian từ thời Cổ đại đến nay khiến các cung chỉ còn ý nghĩa trong việc bói toán. Việc sử dụng 12 cung hoàng đạo để tiên đoán về tính tình, cốt cách con người cũng như công việc, sự nghiệp, chuyện tình cảm… trên thực tế lại rất phổ biến trong đời sống văn hóa các nước phương Tây và cả trong giới trẻ Việt Nam ngày nay.

3. So sánh tính cách giữa 12 con giáp và 12 cung hoàng đạo

Qua những dữ liệu kể trên, có thể thấy hệ thống 12 con giáp và 12 cung Hoàng đạo đều được người xưa sử dụng như cách tính thời gian và tương ứng với khoảng thời gian được sinh ra, con người sẽ mang đặc điểm tính cách của nguyên tố đại diện.

Nguyên tố Kim: Thân, Dậu

Từ khoá của các con giáp thuộc nguyên tố này: Người mệnh Kim chân thành, có giá trị và ý kiến cố định, mạnh mẽ về ý chí và có tài hùng biện. Hướng tương ứng với Kim là Tây. Mùa của Kim là mùa Thu. Nó là nguyên tố cố định cho cung động vật Thân và Dậu.

Nguyên tố Mộc: Dần, Mão

Từ khoá của các con giáp thuộc nguyên tố này: Người mệnh Mộc có đạo đức cao, tự tin, cởi mở và hợp tác, với niềm quan tâm và mục tiêu lý tưởng rộng lớn và đa dạng. Hướng tương đương với Mộc là hướng Đông và mùa là mùa Xuân, điều này khiến nó trở thành nguyên tố cố định cho cung động vật Dần và Thỏ.

Nguyên tố Thủy: Tý, Hợi

Từ khoá của các con giáp thuộc nguyên tố này: Người mệnh Thủy có sức thuyết phục, trực giác và đồng cảm. Người mênh Thủy cũng khách quan và thường đi tìm kiếm lời khuyên cho họ. Hướng tương ứng với Thủy là hướng Bắc. Mùa của Thủy là mùa Đông. Nó là nguyên tố cố định cho cung động vật Tý và Hợi.

Nguyên tố Hỏa: Tỵ, Ngọ

Từ khoá của các con giáp thuộc nguyên tố này: Người mệnh Hỏa có phẩm chất lãnh đạo, đam mê năng động, và quyết đoán, tự tin, tích cực và quả quyết. Hướng tương ứng với Hỏa là Nam và mùa là mùa Hạ, điều này khiến nó trở thành nguyên tố cố định cho cung động vật Tỵ và Ngọ.

Nguyên tố Thổ: Sửu, Thìn, Mùi, Tuất

Từ khoá của các con giáp thuộc nguyên tố này: Người mệnh Thổ nghiêm túc, logic và có phương pháp, thông minh, khách quan và giỏi lập kế hoạch. Hướng tương ứng với Thổ là Trung tâm. Mùa của Thổ là thời điểm giao bốn mùa. Nó là nguyên tố cố định cho cung động vật Sửu, Thìn, Mùi và Tuất.

Khác với các nước châu Á, các nước phương Tây tin vào 4 nguyên tố cơ bản: Đất, Lửa, Nước và Khí. Triết gia Hy Lạp Empedocles ở thế kỷ V trước Công nguyên, đã giải thích bản chất của vũ trụ là sự tương tác của hai nguyên tắc đối lập gọi là tình yêu và xung đột thao túng bốn nguyên tố, và tuyên bố rằng bốn nguyên tố này đều cân bằng, ở cùng một độ tuổi, mỗi nguyên tố đều cai trị các khu vực riêng và sở hữu những cá tính riêng. Mỗi cung được liên kết với một trong các nguyên tố cổ điển:

Nguyên tố Lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã

Từ khoá của các cung thuộc nguyên tố này: Nhiệt tình, nỗ lực thể hiện bản thân, niềm tin

Nguyên tố Đất: Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết

Từ khoá của các cung thuộc nguyên tố này: Thực tiễn, thận trọng, thế giới vật chất

Nguyên tố Nước: Cự Giải, Thiên Yết, Song Ngư

Từ khoá của các cung thuộc nguyên tố này: Cảm xúc, đồng cảm, nhạy cảm

Nguyên tố Khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình

Từ khoá của các cung thuộc nguyên tố này: Giao tiếp, xã hội hóa, khái niệm hóa

Trên thực tế, khái niệm về 12 con giáp và 1 cung Hoàng đạo không có quá nhiều điểm khác nhau. Chỉ do sự khác biệt quan niệm đã tạo ra hai khái niệm trên và áp dụng ở những nền văn hoá khác nhau, giống như sự khác biệt giữa học thuyết Ngũ hành và Horoscope đã được DR phân tích ở bài viết trước.

Dù khác nhau nhưng những khái niệm trên đều thể hiện những niềm tin của con người và là nền tảng để con người phát triển, sáng tạo trong cuộc sống. Giống như việc DR đã tạo nên charm Dimou dựa trên câu chuyện về 12 con giáp với mong muốn nhân cách hóa cho Con Giáp đó một hình hài mới đong đầy ý nghĩa về văn hoá truyền thống Việt Nam dưới thiết kế hiện đại hơn, mới lạ hơn.