Xem Nhiều 5/2024 # Giáo Dục Song Ngữ Là Gì? Những Điều Phụ Huynh Cần Biết Về Giáo Dục Song Ngữ # Top 0 Yêu Thích

Những năm gần đây, “giáo dục song ngữ” đã không còn là khái niệm xa lạ với phụ huynh Việt Nam. Vậy giáo dục song ngữ là gì? Và bố mẹ cần làm thế nào để đồng hành cùng con?

Nghiên cứu cho thấy học sinh học Anh ngữ trong chương trình giảng dạy song ngữ có khuynh hướng đạt kết quả học tập tốt hơn về lâu dài so với những học sinh chỉ học Anh ngữ. Vì vậy, giáo dục song ngữ đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh.

Giáo dục song ngữ là gì?

Giáo dục song ngữ là quá trình dạy học sinh sử dụng hai ngôn ngữ. Ở đó, các nhà giáo dục thường dạy học sinh bằng cách kết hợp giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2. Các cấp độ khác nhau của hai ngôn ngữ sẽ được vận dụng vào bài học tùy thuộc vào yêu cầu của bài giảng và mô hình giảng dạy.

Có hai loại hình giáo dục song ngữ phổ biến đang được triển khai:

● Giáo dục song ngữ chuyển tiếp (Transitional Bilingual Education)

Transition bilingual education program là một chương trình giáo dục với hai mục tiêu chính: mục tiêu thứ nhất là để đảm bảo học sinh có thể làm chủ kiến thức bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếp theo sẽ hỗ trợ học sinh thành thạo ở tiếng Anh.

Lợi thế của phương pháp này là việc dạy và học tiếng Anh được diễn ra một cách có hệ thống. Giáo viên có thể cá nhân hóa bài dạy để phù hợp với từng học sinh. Trong khi đó, học sinh cũng có thể rèn luyện theo tốc độ của riêng mình. Đặc biệt phương pháp này được đề cao vì bản sắc văn hóa được bảo tồn. Học sinh sẽ phát triển đồng thời cả 2 ngôn ngữ mà không bỏ quên tiếng mẹ đẻ.

● Giáo dục song ngữ hai chiều hòa nhập (Two way Immension Bilingual Education)

Giáo dục song ngữ hai chiều hòa nhập (Two way Immension Bilingual Education) còn được biết đến với cái tên “giáo dục kép”. Đây là chương trình được thiết kế để hỗ trợ cùng lúc cả người nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh học đọc, viết và nói bằng tiếng Anh.

Nói cách khác, chương trình này nhằm mục đích giúp người bản ngữ học tiếng Anh như tiếng Anh của họ và ngược lại. Do đó, học sinh từ cả hai nhóm thường học cùng một lớp và nội dung học tập thường được truyền tải bằng hai ngôn ngữ.

Lợi thế của phương pháp này là giúp học sinh phát triển cả hai ngôn ngữ một cách nhanh chóng trong khi vẫn đảm bảo được sự đa dạng văn hóa của học sinh trong lớp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn ở cả phụ huynh và học sinh, vì học sinh có thể cần đến vài năm để thành thạo cả hai ngôn ngữ.

Một số phương pháp khác

Một loại chương trình ngôn ngữ kép khác dạy học sinh theo quy trình sau:

1) Giáo viên dạy học sinh bằng tiếng Anh nhưng vẫn hiểu nếu học sinh đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, việc giao tiếp trong lớp được thực hiện bằng tiếng Anh.

2) Học sinh tiếp tục học các lớp cải thiện khả năng đọc viết và ngôn ngữ bằng tiếng Việt vì các kỹ năng đó vẫn có thể được áp dụng cho các lớp học bằng tiếng Anh. Học sinh học theo chương trình này sẽ học hầu hết các môn bằng tiếng Anh. Như vậy, việc học ngữ pháp….bằng tiếng Việt sẽ giúp học sinh phát triển tiếng Anh tốt hơn.

Ưu và nhược điểm của giáo dục song ngữ

Cũng giống như bất kỳ phương pháp học nào khác, giáo dục song ngữ có cả ưu và nhược điểm.

Ưu điểm của giáo dục song ngữ

Trước hết, việc thành thạo hai ngôn ngữ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho học sinh. Từ xưa đến nay, việc không thành thạo tiếng Anh luôn là rào cản lớn để mỗi người phát triển bản thân. Giáo dục song ngữ sẽ giúp trẻ lớn lên với ít nhất 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này có nghĩa con bạn có thể di chuyển đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và thoải mái theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Trái với suy nghĩ của nhiều phụ huynh rằng con học tiếng Anh sẽ quên tiếng Việt và ngược lại, giáo dục song ngữ giúp trẻ phát triển hai ngôn ngữ cùng lúc. Não bộ của trẻ em có thể tiếp thu và học hỏi những điều mới liên tục, vì vậy việc học song song hai ngôn ngữ sẽ giúp phát triển tư duy về ngôn ngữ, dùng tiếng Việt để bổ trợ tiếng Anh và ngược lại.

Học sinh trong môi trường song ngữ cũng cho thấy khả năng tương tác tốt hơn với các đối tượng khác nhau, bao gồm cả bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó có nghĩa con bạn sẽ có nhiều cơ hội văn hóa hơn những đứa trẻ không thành thạo tiếng Anh.

Chi phí là một trong những điều phụ huynh quan tâm nhất để xây dựng một lộ trình học tập dài hạn cho con. Chương trình giáo dục song ngữ thường không có ở hầu hết các trường công lập, và bố mẹ phải trả chi phí cao hơn ở các trường tư thục, song ngữ hoặc các lớp gia sư riêng.

Bên cạnh đó, nếu nhà trường không có chiến lược và chương trình phù hợp, giáo dục song ngữ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu về học tập, kiến thức của học sinh. Điều này thường xảy ra khi học sinh quá tập trung vào việc học ngôn ngữ mà quên hoặc xao nhãng việc học kiến thức. Và khi đó, chún cần nhận được sự hỗ trợ về học thuật.

Tạm kết

Trong thời kỳ hội nhập và tiếng Anh từ điều kiện “đủ” đã trở thành một điều kiện “cần”, giáo dục song ngữ trở thành lựa chọn hàng đầu bởi những lợi thế ưu việt và sự phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, cho dù là song ngữ hay truyền thống, học sinh vẫn luôn cần một môi trường phù hợp và sự đồng hành của cha mẹ, thầy cô và nhà trường để phát triển.