Phổ Biến 5/2024 # Điên Đảo Trước Ngôi Chùa Đẹp Hơn Cả “Phượng Hoàng Cổ Trấn” Ngay Tại An Nhơn # Top 6 Yêu Thích

Bạn là tín đồ của những bộ phim cổ trang Trung Quốc? Bạn từng ngất ngây trước cảnh sắc thần tiên của Phượng Hoàng cổ trấn trong phim? Bạn từng khao khát được đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn nhưng lại không đủ kinh phí? Đừng lo, sẽ có cách… HiQuyNhon sẽ mách bạn một điểm đến đẹp tuyệt vời, nơi mà bạn không cần phải đi đâu xa, cũng đã điên đảo trước vẻ đẹp của “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt chùa Thiên Hưng tỉnh Bình Định

Từ Quy Nhơn Di Chuyển Đến Chùa Thiên Hưng Bình Định Bằng Cách Nào?

Chùa Thiên Hưng thu hút du khách còn bởi bức tranh đồng nội dung dị, mộc mạc ở xung quanh chùa. Trước mặt chùa là những cánh đồng lúa bao la, mơn mởn xanh tươi, khẽ đu đưa, làm duyên với gió. Đó là chưa kể hương thơm thoang thoảng của mùi lúa chín phả vào không gian, nếu du khách đến chùa vào mùa gặt. Chùa còn được ôm ấp, bao bọc bởi hào nước với những dòng chảy lững lờ như chính nhịp sống chậm rãi chốn thiền môn. Thêm vào đó, cây cầu nhỏ nhỏ, xinh xinh bắc qua hào nước đến chùa như một mảnh ghép điểm tô thêm vẻ đẹp yên ả nơi miền quê An Nhơn, như cầu nối giữa một bên là sự xô bồ, hối hả của nhịp sống phức tạp ngoài kia, một bên là sự thanh tịnh, bình yên nơi cửa phật. Ấn tượng của “phút ban đầu lưu luyến” không thể không kích thích trí tò mò, mong muốn khám phá của du khách về chùa Thiên Hưng.

Nhìn chung, kiến trúc của chùa Thiên Hưng có sự kết hợp hài hòa giữa chất Á Đông và nét đẹp của thiên nhiên. Đến với “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt tại An Nhơn này, bạn như “lạc trôi” vào một bức tranh cổ với những gam màu tĩnh lặng.

Trước vẻ đẹp mê mẩn lòng người của gian nhà cổ nơi đây, ắt hẳn bạn sẽ không chút băn khoăn mà làm ngay những tấm selfie để lưu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ, đậm màu hoài cổ này.

Nếu bạn muốn tìm chút “của lạ”, mang phong cách của xứ sở kim chi thì còn ngần ngại gì nữa mà không nhanh chân rảo bước đến chiêm ngưỡng và chụp hình với tán cây lủng lẳng lồng đèn treo hoặc vươn mình trong nắng mai, dưới bầu trời trong xanh…

Hay đơn giản hơn, bạn có thể ngồi trên bãi cỏ xanh tươi, dưới những bóng cây rộng, để khoan khoái, thoải mái hít thở không khí trong lành, mát rượi của buổi sớm mai, cùng những tia nắng nhảy nhót trên cành cây và thấy lòng bình yên đến lạ.

Đặc biệt, nơi đây hiện đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy thăm chùa Thiên Hưng – Bình Định để chiêm bái Ngọc Xá Lợi Phật Tổ là điều không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn – Bình Định của những người giàu đức tin vào Phật. Họ tin rằng Ngọc Xá Lợi chứa đựng năng lực mầu nhiệm, mang mọi sự bình an, giải trừ nghiệp ác, cảm hóa con người, nuôi dưỡng lòng bác ái.

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Thiên Hưng là tháp chuông cao 12 tầng. Tháp chuông được trang trí rất công phu.

Khi màn đêm buông xuống, tháp chuông trở nên lung linh huyền ảo. Nhờ vậy, chùa Thiên Hưng – “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt tại An Nhơn, cũng rực rỡ trong ánh đèn, nhuốm màu cổ kính, nên thơ.

Lưu Ý Nhỏ Khi Đi Chùa Ở Quy Nhơn Để Được May Mắn:

Trang phục đi chùa gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

Nguyên tắc ra vào chùa : Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Nguyên tắc dâng hương : Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ… Khi cắm hương chỉ nên cắm 1 cây hương. Nhiều người cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết, là không đúng. Dâng hương ở chùa PHẢI chọn lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Không dùng hoa dại, hoa tạp để cũng Phật.

Đi chùa cầu nguyện gì? : Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.

Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau mau xách ba lô lên và đi đến chùa Thiên Hưng để “mục kiến sở thị”, tận hưởng cảnh sắc nên thơ, trữ tình cùng cảm giác yên bình, dịu nhẹ trong cõi lòng? Nào, “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt chùa Thiên Hưng Bình Định, let’s go!

Thảo Vy – Hiquynhon

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.com.