Đề Xuất 5/2024 # Giới Thiệu Chòm Sao Tiên Hậu # Top 2 Yêu Thích

Chòm sao Tiên Hậu được định vị ở bầu trời phương bắc. Cái tên của nó được đặt theo tên của nữ hoàng Cassiopeia, một nữ hoàng vô dụng và thích khoe khoang trong thần thoại Hy Lạp.

Chòm sao này được đặt tên trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II và nó dễ dàng được quan sát trên bầu trời với hình dạng chữ W.

Chòm sao này chứa đựng vài đối tượng trong bầu trời sâu thẳm đáng chú ý trong đó cóa quần tinh M52 và M103, sao mới Tiên Hậu A và Quần tinh Hoa hồng Bạch.

Vị trí của chòm sao Tiên Hậu trên bầu trời

Tiên Hậu là chòm sao có kích thước lớn thứ 25 trên bầu trời, chiếm diện tích 598 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ nhất của Bắc thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 90o đến -20o. Những chòm sao lân cận của nó là Tiên Nữ, Lộc Báo, Tiên Vương, Hiết Hổ, Anh Tiên.

Chòm sao này thuộc về gia đình các chòm sao Anh Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Tiên Hậu

Thần biển đã gửi Kình Ngư (Cetus) đến vương quốc này để tàn phá vùng ven biển của Tiên Vương. Tiên Vương đã nghe theo lời của nhà tiên tri nói cho biết, để xoa dịu sự tức giận của Poseidon, ông và Tiên Hậu phải hy sinh người con gái Tiên Nữ (Andromeda) cho quái vật biển. Tuy nhiên, tại thời khắc cuối cùng, Tiên Nữ đã được cứu sống bởi người anh hùng Hy Lạp Anh Tiên (Perseus), khi người anh hùng này đi ngang qua, đã cứu sống Tiên Nữ từ tay quái vật biển.

Anh Tiên và Tiên Nữ sau đó đã kết hôn với nhau. Tại buổi hôn lễ, một trong số người hầu của Tiên Nữ tên là Phineus, xuất hiện và tuyên bố rằng ông có quyền kết hôn với Tiên Nữ. Do đó đã xảy ra xung đột giữa Phineus và Anh Tiên, một trận quyết chiến đã xảy ra, với việc sử dụng cái đầu của Medusa, một quái vật mà ông mới giết chết gần đây để đánh thắng đối thủ của ông. Chỉ một cái nhìn của Medusa sẽ biến mọi thứ thành đá. Tuy nhiên, cả nhà vua và nữ hoàng cũng bị giết chết bởi vì cái nhìn của cái đầu của quái vật biển lúc đó.

Thần Poseidon đã đặt Tiên Vương và Tiên Hậu lên bầu trời. Tiên Hậu trong thần thoại bị trừng phạt phải quay quanh cực Trái Đất mãi mãi, và bà được miêu tả ngồi trên ngai vàng trong tư thế đang chải tóc.

Một số ngôi sao nổi bật của chòm sao Tiên Hậu

– Alpha Tiên Hậu (Schedar, Shedir): là một sao cam khổng lồ kiểu tinh tú K0IIIa, cách khoảng 228 năm ánh sáng. Nó được cho là một ngôi sao biến quang. Nó có độ sáng biểu kiến hơi sáng hơn hoặc mờ hơn Caph, phụ thuộc vào hệ thống sử dụng. Độ sáng của nó thay đổi từ 2,20 đến 2,23. Nó được định vị tại phía dưới bên phải của chữ W. Cái tên truyền thống của ngôi sao Schedar từ tiếng Ả Rập ‘şadr’ có nghĩa là ‘bộ ngực’. Cái tên này tham chiếu đến vị trị ngôi sao ở trái tim của Tiên Hậu.

– Beta Tiên Hậu (Caph): là một ngôi sao tiền khổng lồ hoặc khổng lồ thuộc kiểu tinh tú F2III-IV, ở khoảng cách khoảng 54,5 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu Delta Scuti. Caph có độ sáng bieeir kiến trung bình 2,27. Cái tên của nó từ tiếng Ả Rập ‘kaf’ có nghĩa là ‘bàn tay’. Cùng với các ngôi sao Alpheratz trong chòm sao Tiên Nữ và Algenib trong chòm sao Anh Tiên trỏ theo 3 hướng đánh dấu xích đạo trời, tại điểm mơi mặt Trời đi qua điểm xuân phân và thu phân. Ngôi sao vàng-trắng này sáng hơn Mặt Trời 28 lần và kích thước gấp 4 lần. Hiện tại nó đang trong quá trình nguội xuống và sẽ dần dần trở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ.

– Gamma Tiên Hậu: là ngôi sao trung tâm của ký tự W và hiện tại là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó là một ngôi sao lam (kiểu tinh tú B0,5IVe), cách khoảng 610 năm ánh sáng, sáng gấp 40000 lần Mặt Trời và khối lượng gấp khoảng 15 lần. Đây là một ngôi sao biến quang rực rỡ và là một nguyên mẫu sao biến quang Gamma Tiên Hậu. Nó có sự biến đổi bất thường trong độ sáng từ 2,20 đến 2,34. Ngôi sao này quay rất nhanh và bề mặt phồng ra tại đường xích đạo. Người Trung Quốc gọi ngôi sao này là Tsih có nghĩa là ‘roi da’. Nó còn có biệt danh là Navi theo tên nhà thiên văn học Mỹ Virgil Ivan Grissom, nơi Navi là từ viết ngược của Ivan, ngôi sao được sử dụng để tham chiếc hướng cho những nhà du hành vũ trụ.

Gamma Tiên Hậu là một sao quang học nhị phân, một sao đôi quang học với độ sáng 11 gồm 2 ngôi sao ly giác khoảng 2 giây cung với cùng khối lượng so với Mặt Trời. Chu kỳ quỹ đạo của nó là 204 ngày. Nó được nhận biết với nguồn X quang. Số lượng bức xạ X quang của nó cao gấp 10 lần so với những ngôi sao lớp B và Be. Nó là ngôi sao Be đầu tiên được biết đến.

– Delta Tiên Hậu (Ruchbah): là một ngôi sao nhị phân che khuất với một chu kỳ 460 ngày. Nó thuộc lớp tinh tú A5. Nó có khoảng cách khoảng 99 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến có giá trị từ 2,68-2,74. Đây là ngôi sao sáng thứ 4 của chòm sao. Cái tên truyền thống của nó Ruchbah từ tiếng Ả Rập ‘rukbah’ có nghĩa là ‘đầu gối’. Nó còn được biết đến với cái tên Ksora.

– Epsilon Tiên Hậu (Segin): là một ngôi sao sáng lam-trắng lớp B khổng lồ, cách khoảng 440 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 2500 lần. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,34. Tuổi của ngôi sao được đánh giá là 65 triệu năm và nó đang được kết thúc bởi việc hidrogen chảy. nó có sự hấp thụ helium vô cùng yếu.

– Eta Tiên Hậu (Achird): là ngôi sao trong chòm sao Tiên Hậu gần Hệ Mặt Trời của chúng ta nhất với chủ 19,4 năm ánh sáng. Nó tương tự như Mặt Trời, một ngôi sao vàng-trắng lớp G hydrogen nóng chảy lùn, lạnh hơn Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt 5730K. Nó có độ sáng biểu kiến 3,45. Nó có một người bạn đồng hành mờ, một ngôi sao làm cam lớp K với độ sáng biểu kiến 7,51, ly giác 11 giây cung. Hai ngôi sao thuộc lớp sao biến quang RS Canum Venaticorum.

– Zeta Tiên Hậu: là một ngôi sao lam-trắng tiền khổng lồ (kiểu tinh tú B2IV), ở khoảng cách khoảng 600 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,67. Ngôi sao này thuộc lớp sao biến quang SPB, đầu tiên nó tạo ra một từ trường. Tốc độ quay của ngôi sao là 56km/s và quay với chu kỳ 5,37 ngày.

– Rho Tiên Hậu: thuộc lớp sao hiếm, một ngôi sao vàng hypergiants, trong Dải Ngân Hà. Ngôi sao thuộc lớp tinh tú G2Ia0e. Nó có khoảng cách khoảng 11650 năm ánh sáng và là ngôi sao sáng nhất được biết đến. Ngôi sao này có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngôi sao này sáng gấp 550000 lần Mặt Trời, độ sáng tuyệt đối -7,5. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan có giá trị từ 4,1-6,2. Nó là ngôi sao biến quang đồng đều với sự biến đổi trong độ sáng đều đặn trong 50 năm.

– V509 Tiên Hậu: là một ngôi sao kiểu G hypergiants, ở khoảng cách nhỏ hơn 7800 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao vàng-trắng là một ngôi sao biến quang đồng đều. Nó có độ sáng biến đổi trong khoảng 4,75-5,5.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

– M52 (NGC 7654): là một quần tinh mở, cách khoảng 5000 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 5,0 và có thể nhìn thấy bằng ống nhòm. Độ tuổi của quần tinh này khoảng 35 triệu năm. Nó có đường kính biểu kiến khoảng 13 phút cung (19 năm ánh sáng). Quần tinh này được khám phá bởi Charles Messier năm 1774. Những ngôi sao sáng nhất của nó là 2 ngôi sao vàng khổng lồ có độ sáng 7,77 và 8,22.

– M103 (NGC 581): là một quần tinh mở. Nó cách Trái Đất khoảng 10000 năm ánh sáng và bao gồm 172 ngôi sao. Độ tuổi của quần tinh ước chừng 25 triệu năm. Quần tinh này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain năm 1781.

– Tiên Hậu A là một tàn dư sao mới. Nó đáng chú ý bởi một nguồn phát xạ trên bầu trời. Nó là nguồn bức xạ mạnh mẽ nhất trên bầu trời ngoài hệ Mặt Trời và là nguồn bức xạ được phát hiện lần đầu tiên năm 1947. Đám mây vật chất được nén trong vụ nổ trong khoảng 10 năm ánh sáng với tốc độ 4000-6000 km/s. Nó có nhiệt độ lên đến khoảng 50 triệu độ F. Vụ nổ được xảy ra tại khoảng cách cách Trái Đất 11000 năm ánh sáng và cách chúng ta khoảng 300 năm trước.

– NGC 281 (Tinh vân Pacman): là môộtuùng HII, một đám mây khí lớn nơi được cho là vùng hình thành sao gần đây. Nó chứa đựng rất nhiều hydrogen nguyên tử bị ion hóa (HII) nơi nó tại ra ánh sáng tử ngoại trẻ, nóng, xanh. Nó có biệt danh là Tinh vân Pacman bởi vì nó có dặc tính của ký tự từ trò chơi video. Nó cách Trái Đất 9500 năm ánh sáng và được khám phá bởi nhà thiên văn học Mỹ E.E.Barnard vào năm 1883.

– NGC 7789 (Quần tinh hoa hồng bạch): là một quần tinh sao mở, ở khoảng cách khoảng 7600 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 6,7 và được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh Caroline Herschel năm 1783. Quần tinh này còn được biết đến với cái tên Hoa hồng bạch bởi vì nó giống những cánh hoa hồng.

– NGC 185 (Caldwell 18): là một thiên hà phỏng cầu lùn, cách Trái Đất khoảng 2,08 triệu năm ánh sáng. Nó là một vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ và là một cặp vật lý với NGC 185. Nó được phân vào kiểu thiên hà 2 Seyfert. Nó có một hạt nhân thiên hà hoạt động (AGN-active galactic nucleus). Thiên hà này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Anh John Herschel năm 1787 và lần đầu tiên được chụp bởi nhà thiên văn học người Mỹ James Edward Keepler khoảng giữa 1898-1900. Ông đã chụp bức ảnh thiên hà này qua kính thiên văn Crossley (36inch) tại đài thiên văn Lick ở California. Đây là một thiên hà bầu dục lùn không điển hình, NGC 185 chứa quần tinh sao trẻ và có bằng chứng cho thấy những ngôi sao trẻ xuất hiện trong quần tinh này mới đây.

– NGC 147 (Caldwell 17): là một thiên hà phỏng cầu lùn, cách khoảng 2,53 triệu năm ánh sáng. Cũng giống như NGC 185, nó là một thiên hà vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ và là thành viên của nhóm thiên hà địa phương. Nó được khám phá bởi John Herschel vào năm 1829. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 10,5.