Xu Hướng 5/2024 # Marie Curie Là Ai Và Vì Sao Marie Curie Được Vinh Danh # Top 5 Yêu Thích

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh. Marie Curie là nhà nữ bác học lừng danh thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên bảo…

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh. Marie Curie là nhà nữ bác học lừng danh thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học, là nữ Giáo sư đại học đầu tiên, là nữ Viện sĩ hàn lâm khoa học đầu tiên và vinh dự là nhà bác học hai lần được tặng Giải thưởng Nobel. Tên đầy đủ của bà là Marie Skłodowska-Curie sinh ngày 07/11/1867, mất ngày 07/7/1934.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Marie Skłodowska-Curie tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska sinh ngày 07/11/1867 tại Mazowieckie, Warszawa (Vác sa va) thủ đô Ba Lan. Cô bé Maria là con út trong số 5 người con của hai giáo viên nổi tiếng Bronisława và Władysław Skłodowski.

Mẹ của Marie Curie là bà Bronisława Marianna Skłodowska sinh ngày 28/8/1835, mất ngày 09/5/1878 tại Ba Lan, hưởng thọ ngắn ngủi 42 tuổi.

Bố của Marie Curie là ông Władysław Józef Skłodowski h. Dołęga sinh ngày 20/10/1832, mất năm 1902 tại Ba Lan, hưởng dương 69 tuổi.

Các anh em của Marie Curie gồm: Zofia Skłodowska (1863-1876); Józef Władysław Skłodowski (1863-1937); Bronisława Dłuska (1865-1939); Helena Szalay (Skłodowska) (20/4/1866 – 06/02/1961).

Marie có chồng là Pierre Curie – người đoạt giải nobel vật lý năm 1903. Pierre Curie sinh ngày 15/5/1859, mất ngày 19/4/1906 tại Pháp.

Bà có hai con gái là Irène Joliot-Curie (sinh ngày 12/9/1897, mất ngày 17/3/1956 tại Pháp) và Ève Curie-Labouisse (sinh ngày 06/12/1904 tại Pháp, mất ngày 22/10/2007 tại New York, Mỹ).

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Ngay từ thuở nhỏ, Marie đã bộc lộ sự thông minh xuất chúng. Bà biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie cũng như những trẻ em Ba Lan khác cùng một đất mẹ với thiên tài Chopin, không thấy vui vì, thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đình phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie, Sophie, qua đời vì bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời vì bệnh phổi, năm Marie 11 tuổi.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Xuất phát từ truyền thống gia đình và thấu hiểu hoàn cảnh vất cả, Marie luôn cố gắng học thật tốt, quên ăn, quên ngủ. Năm 16 tuổi Marya tốt nghiệp trung học xuất sắc, được nhận Huy chương Vàng. Marya đi làm gia sư kiếm tiền để nuôi dưỡng ước mơ học tiếp đại học. Tuy nhiên, thời đó phụ nữ Ba Lan không được học đại học. Do vậy, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm.

Hoàn cảnh khó khăn cũng khiến nhà nữ bác học trong tương lai không thể giữ được mối tình đầu trong sáng. Cô đã bỏ lại tất cả để chị gái thứ ba, Bronisława Skłodowska, được vào Đại học Y ở Paris.

Sự nghiệp vĩ đại của bà bắt đầu từ đây. Sau 2 năm Marie đỗ Thủ khoa Cử nhân Vật lý. Một năm sau đỗ thứ nhì Cử nhân Toán học.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh: gặp gỡ định mệnh

Marie đã gặp gỡ Pierre Curie, một nhà khoa học thiên tài. Marie rất vui khi được gặp Pierre, tuy nhiên, Pierre cũng có quan điểm là phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Nhưng sau một thời gian, Pierre đã nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học và đã ngỏ lời tỏ tình thật lãng mạn đến với Marie. Lần đầu, Marie còn lưỡng lự vì tổ quốc Ba Lan của mình, người cha của mình và gia đình còn ở Ba Lan… Nhưng sau đó, Marie chấp thuận lời cầu hôn của Pierre và đổi tên mình thành Marie Curie.

Năm 28 tuổi Marie thành hôn với nhà Vật lý nổi tiếng người Pháp Pierre Curie. Số phận đã trao cho họ sứ mệnh lịch sử: nghiên cứu hiện tượng phóng xạ, đặt nền móng cho một ngành khoa học mới vô cùng quan trọng của thế kỷ XX – khoa học nguyên tử.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh: thành công và phát hiện vĩ đại

Người đi tìm câu trả lời đầu tiên về tia phóng xạ (Tia X) là vị giáo sư vật lý danh tiếng của Đại học Bách khoa Paris, Henry Becquerel. Và ông đã phát hiện rằng, một mẫu quặng Uran (còn gọi là Urani) luôn phát ra một loại tia cũng không nhìn thấy bằng mắt thường và cũng làm đen tấm phim, tức là có tính chất như tia X. Đây quả là loại tia tự nhiên đang săn tìm. Thoạt đầu Becquerel gọi nó là tia Urani.

Sau khi tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra urani có tính phóng xạ (phát sáng), Marie và Pierre cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.

Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới, có tính phóng xạ mạnh hơn cả urani. Pierre và Marie quyết tìm ra nguyên tố ấy bằng cách phân tích khoáng vật pichblend (có chứa uraniu). Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên tố nữa mà Marie phát hiện ra là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radi vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).

Tuy nhiên, lúc đầu công bố, do lượng radi trong pichblend quá nhỏ nên Pierre và Marie chưa thể lọc ra được, vì thế radi không được công nhận. Sau lần đó, Pierre và Marie quyết định lọc radi ra khỏi pichblend, và trong tám tấn pichblend thì chỉ có một gram radi nhỏ. Vì thế, nó rất đắt và quý.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh: giải nobel đầu tiên

Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.

Riêng phần ông bà Curie, ngoài tấm huy chương vàng, một nửa số tiền thưởng là tấm bằng với dòng chữ: “ghi nhận công lao phi thường mà họ (Piere và Marie) cống hiến bằng những thành quả nghiên cứu về khái niệm bức xạ đề xuất bởi giáo sư Henry Becquerel”. Dĩ nhiên, Giải Nobel làm rạng rỡ thêm cho các nhà phát minh.

Becquerel và ông bà Curie vốn đã nổi tiếng. Nhưng, như nhiều tờ báo đương thời nhận xét, chính sự nổi tiếng của họ đã tôn vinh giá trị của bản thân giải thưởng Nobel trong buổi đầu của giải đó.

Năm 1903 là một năm đầy ắp hạnh phúc trọn vẹn của vợ chồng nhà khoa học. Tháng 6: Marie bảo vệ xuất sắc luận văn về đề tài “Nghiên cứu các chất có tính phóng xạ” chỉ trong 6 phút và được hội đồng nhất trí cấp cho bà học vị Tiến sĩ Vật lý. Tháng 11: Viện Hoàng gia Luân đôn tặng ông bà huy chương khoa học cao nhất nước Anh – Huy chương Đêvi. Tháng 11: Giải thưởng Nobel. Đây là trường hợp đầu tiên, trong lịch sử của giải này, một đôi vợ chồng cùng nhận giải Nobel. Trong lịch sử của giải Nobel (kể giải Nobel Hòa bình) chỉ có 4 trường hợp như vậy.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Giai đoạn tiếp theo của ông bà Curie còn gian truân gấp bội, đó là sự tách chiết từ quặng Urani xem nguyên tố cụ thể nào trong đó phát ra tia phóng xạ.

Năm 1906, đang vào lúc sự nghiệp thăng hoa, Pierre Curie đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông (bị một chiếc xe ngựa đè lên khi đang đi trên phố). Vượt qua đau thương và gian khổ, Marie dũng cảm bước tiếp con đường khoa học mà hai Ông Bà đã chọn. Vừa thay chồng giữ chức Trưởng phòng thí nghiệm vật lý ở Đại học Sorbonne danh tiếng, bà lại được chọn vào ghế Giáo sư Vật lý Đại cương mà chồng để trống ở trường này. Rồi kiêm luôn chức Giám đốc phòng thí nghiệm mang tên Curie ở Viện Radium Paris.

Với thành công phân tách được Radi kim loại và xác định được tính chất hoá lý của Radi, một lần nữa Bà được tặng Giải thưởng Nobel Hoá học năm 1911. Một huy chương vàng, toàn bộ tiền thưởng và tấm bằng khen”ghi nhận công lao (bà) đóng góp cho sự phát triển Hoá Học, do phát minh các nguyên tố mới Radium và Polonium; do xác định các tính chất của Radium và tách thành công Radium ở dạng kim loại nguyên chất …”.

Bà là người đầu tiên giành, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà cũng là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 1, bà đãvận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế.

Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium và được đón tiếp nồng hậu, được Tổng thống Harding thay mặt cho phụ nữ Mỹ tặng 1 gam Rađi để bà nghiên cứu và mở rộng phạm vi chữa bệnh cứu người.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Ngày 04 tháng 7 năm 1934, bà qua đời ở viện điều dưỡng Sancellemoztại Passy, ở Haute-Savoie vì thiếu máu không tái tạo được do nhiễm xạ. Trong công việc, Marie Cuire thường tiến hành thử nghiệm với các ống có chứa đồng vị phóng xạ để trong túi quần, ngăn bàn. Trong một khoảng thời gian dài hàng chục năm làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ (ung thư bạch cầu). Trước đó nhiễm độc phóng xạ đã khiến bà mắc nhiều căn bệnh mãn tính (mù lòa do đục thủy tinh thể) và cuối cùng gây nên cái chết của bà.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Sau khi nhà bác học Marie Curie mất được một năm, Theo đuổi sự nghiệp của cha mẹ, con gái lớn của bà, Irène Joliot-Curie và chồng là Frederic Joliot cũng đã làm rạng danh gia đinh khi được trao giải Nobel hóa học trong năm 1935, phát hiện hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Thành công này đưa con gái và con rể của Ông Bà đến Giải thưởng Nobel Hoá học năm 1935. Độc nhất vô nhị, một gia đình vĩ đại và kỳ diệu khi bốn người được tặng năm Giải thưởng Nobel.

Con gái út của Marie Curie, Eve Curie (Ève Curie-Labouisse) (người thọ 102 tuổi) viết một cuốn tiểu sử về bà sau khi bà mất. Cuốn tiểu sử có tên là: “Madame Curie”, xuất bản bởi Doubleday, Doran & Company năm 1937 theo bản dịch tiếng Anh của Vincent Sheean. Cuốn sách nhanh chóng trở thành “best seller” và vào năm 1943 đã được dựng thành một bộ phim Hollywood, diễn viên chính Greer Garson đóng vai Marie và Walter Pidgeon đóng vai Pierre.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hình bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.

Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.

Nhân loại mãi mãi khắc ghi ngày 7/11/1867 đất nước Ba Lan đã sinh ra Người Phụ Nữ Đẹp Nhất Mọi Thời Đại – Marie Skłodowska-Curie.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Tài năng và vinh quang đã ở tận đỉnh cao, song điều vĩ đại ở người phụ nữ này là không lùi bước trước khó khăn nghèo khổ, không chấp nhận một cuộc sống an nhàn giàu sang, vẫn miệt mài tìm lẽ sống đời mình trong lao động sáng tạo, tiếp tục dấn thân vào con đường phụng sự đồng loại, giúp đỡ đồng bào mình. Với sự tham gia tích cực của Marie Curie, từ một Viện Radium mẹ ở Paris , một loạt viện nghiên cứu và bệnh viện mang tên Radium khác lần lượt mọc lên ở nhiều nước, ở những miền đất nghèo xa xôi của thế giới. Viện Radium ở Hà Nội, nằm trên phố Quán sứ, tiền thân Bệnh viện K bây giờ, đã ra đời đúng vào thời đó, năm 1923. Chữ ký của chính Marie Curie vẫn lưu lại trong các chứng chỉ sử dụng kèm theo những chiếc kim phóng xạ Rađi từ Paris gửi sang để điều trị những bệnh nhân ung thư. Và năm 1923 có thể được xem như một mốc thời gian quan trọng đáng ghi nhớ trong lich sử ứng dụng thành tựu của năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.

Marie Curie là ai và vì sao Marie Curie được vinh danh

Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà một ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng.

-Trường Marie Curie ở thủ đô Hà Nội (là trường phổ thông có nhiều cấp học, Tiểu học – Trung học cơ sở – Trung học phổ thông): địa chỉ Phố Trần Văn Lai, khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm.

– Trường Marie Curie ở thành phố Hồ Chí Minh: Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trường phổ thông trung học công lập ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do người Pháp đặt. Địa chỉ: 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, p. 7, Quận 3.

– Trường Marie Curie ở thành phố Hải Phòng: ngày 27 tháng 7 năm 1998, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định chính thức thành lập trường PTTH Tư thục Marie Curie. Từ năm 2008, theo chủ trương chung của Nhà nước, trường đổi tên thành trường THPT Marie Curie và hoạt động cho đến ngày nay. Địa chỉ: Nam Pháp 1- Phường Đằng Giang – Quận Ngô Quyền.